ĐIỆN MÃNG CHÂM ĐIỀU TRỊ LIỆT DO BỆNH CƠ Ở TRẺ EM
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (Teo cơ giả phì đại) ở trẻ em là bệnh đột biến gen gây thiếu hụt 1 loại protein ở màng tế bào cơ vân, đưa đến thoái hóa cơ và teo cơ. Bệnh xuất hiện lúc 2 – 3 tuổi, chỉ có ở con trai, tiến triển dần đến teo cơ toàn thân, tổn thương chức năng hô hấp, cơ tim.
Bệnh nhân tử vong do suy hô hấp, suy tim, nhiễm trùng.
2. CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhân được chẩn đoán là loạn dưỡng cơ Duchenne với các biểu hiện lâm sàng và các xét nghiệm đặc hiệu: CK huyết thanh tăng, điện cơ thấy tổn thương nguồn gốc sợi cơ, điện cơ thấy thoái hóa cơ và tăng sinh tổ chức liên kết.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhân loạn dưỡng cơ đang bị nhiễm khuẩn cấp tính hoặc đã là giai đoạn cuối của bệnh.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Cán bộ thực hiện: Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền.
4.2. Người bệnh
• Được tư vấn, giải thích trước khi vào điều trị.
• Tư thế người bệnh nằm ngửa, gối cao hoặc ngồi.
4.3. Phương tiện
• Máy điện châm 2 tần số bổ, tả.
• Kim châm cứu vô khuẩn 6cm, 8cm, 10cm, 12cm.
• Khay, kẹp có mấu, bông, cồn 70 độ.
• Hộp thuốc chống choáng.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Phác đồ huyệt 2 bên:
a, Tư thế nằm ngửa:
+ Châm Tả:
• Bách hội, Kiên tỉnh, Kên ngung xuyên Tý nhu xuyên Thủ ngũ lý xuyên Khúc trì
• Khúc trì xuyên Thủ tam lý xuyên Thượng liêm xuyên Hạ liêm
• Hợp cốc xuyên Lao cung, Phục thỏ xuyên Bế quan
• Dương lăng tuyền xuyên Dương giao xuyên Huyền chung
• Xung dương xuyên Giải khê .
+ Châm Bổ: Ngoại quan xuyên chi câu, Túc tam lý xuyên Thượng hư, Tam âm giao xuyên Âm lăng tuyền.
b, Tư thế nằm sấp:
+ Châm Tả:
• Giáp tích C4 xuyên C7, D1 xuyên D10, L1 xuyên L5
• Kiên trinh xuyên Cực tuyền, Khúc trì xuyên Xích trạch, Bát tà
• Trật biên xuyên Hoàn khiêu
• Ân môn xuyên Thừa phù
• Thừa sơn xuyên Thừa cân xuyên Ủy trung.
+ Châm Bổ: Thận du, Huyết hải xuyên Âm liêm.
5.2. Thủ thuật :
Bước 1: Xác định và sát khuẩn da vùng huyệt
Bước 2: Châm kim vào huyệt theo các thì sau:
• Thì 1: Tay trái dùng ngón tay cái và ng ón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; Tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt.
• Thì 2: Đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, kích thích kim cho đến khi đạt “Đắc khí” (bệnh nhân có cảm giác căng, tức, nặng vừa phả , không đau ở vùng huyệt vừa châm kim, thầy thuốc cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt).
Bước 3: Kích thích huyệt bằng máy điện châm. Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ – tả của máy điện châm:
• Tần số (đặt tần số cố định): Tần số tả từ 5 – 10Hz, Tần số bổ từ 1 – 3Hz.
• Cường độ: nâng dần cường độ từ 0 đến 150 microAmpe (tuỳ theo mức chịu đựng của người bệnh).
• Thời gian: 20- 30 phút cho một lần điện mãng châm.
Bước 4: Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm.
5.3. Liệu trình điều trị
• Điện mãng châm ngày một lần
• Một liệu trình điều trị từ 15 – 30 lần.
6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
6.1. Theo dõi
Theo dõi tại chỗ và toàn thân
6.2. Xử trí tai biến
• Vựng châm: Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt.
==> Xử trí: rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Theo dõi mạch, huyết áp.
• Chảy máu khi rút kim: dùng bông vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.