TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN BỆNH LOÃNG XƯƠNG:
Theo báo cáo kỹ thuật của WHO 1994 (dựa vo BMD hoặc BMC, so với giá trị trung bình ở người trẻ, khỏe mạnh.)
Kết quả T-score hoặc Z-score
(T-score là độ đặc của xương so sánh với độ đặc của xương của 1 người trẻ và khỏe mạnh.
Z-score là độ đặc của xương so sánh với độ đặc của xương ở người cùng lứa tuổi và giới tính)
Kết quả T-score: ≥ -1,0 SD : Bình thường
Từ -1,0 → -2,5 SD : Khối lượng xương thấp (thiếu xương).
< -2,5 SD : Loãng xương
< -2,5 SD và có 1 lần gãy xương :Loãng xương nặng
BMD : mật độ chất khoáng trong xương.
BMC : nồng độ chất khoáng trong xương.
SD : độ lệch chuẩn.
MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ:
Mục đích chính điều trị loãng xương là ngăn không cho tế bào xương bị mất thêm và tránh cho xương bị gãy.
Phòng ngừa và điều trị loãng xương :
– Chế độ ăn đầy đủ protein, đủ năng lượng trong ngày, canxi và Vitamin D.
– Tập thể dục thường xuyên: đi bộ, chạy, khiêu vũ, cầu lông, bóng chuyền, cử tạ, bóng rổ.
– Có cuộc sống lành mạnh, không hút thuốc lá, không uống bia, rượu.
Các biện pháp điều trị không dùng thuốc
– Cần duy trì các bài tậpthể dục nếu không có chống chỉ định để:
+ Cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Nguy cơ là tăng sinh nội mạc tử cung và ung thư hoá, các nguy cơ bệnh tim mạch