[Nhi khoa] Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em

Đặc điểm tuần hoàn rau thai và tuần hoàn sau đẻ

Tuần hoàn bào thai

Tuần hoàn rau thai được hình thành từ cuối tháng thứ 2, tiếp tục phát triển và tổn tại tới lúc sau đẻ.

Tuần hoàn rau thai không tách biệt hoàn toàn thành 2 vòng: đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn, vì chúng thông với nhau qua:

Lỗ Botal ở vách liên nhĩ (lỗ bầu dục).

Ống Botal (ống động mạch) nối động mạch chủ với động mạch phổi.

Do vây, máu đi nuôi bào thai là máu pha trộn.

Tuần hoàn sau đẻ

Từ lúc cắt rốn, vòng đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn mới thực sự được tách biệt nhau do:

Ống Botal dần dần tắc lại vào tuần thứ 6 – 11 sau đẻ để trở thành dây chằng động mạch chủ.

Lỗ Botal khép kín dần vào khoảng thời gian từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7 sau đẻ.

Trẻ bắt đầu thở, phổi bắt đầu thực hiện chức năng trao đổi khí.

Máu đi nuôi cơ thể là máu động mạch.

Đặc điểm hình thể của tim và mạch máu

Tim

Tim của trẻ sơ sinh tương đối to hơn so với trẻ lớn và chiếm 0,8% trọng lượng cơ thể. Sau 1 tuổi, sự phát triển của tim tỷ lê thuận với sự phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ và chiếm 0,5% trọng lượng cơ thể.

Vị trí, tư thế tim: Những tháng đầu tim nằm ngang, nằm cao, nằm gần giữa lổng ngực hơi lêch sang trái; khi 1 tuổi tim nằm nghiêng theo hướng từ trên xuống dưới, từ phải sang trái; sau 4 tuổi tư thế của tim giống như người lớn.

Cơ tim: Trẻ sơ sinh, thành tâm thất phải có độ dầy gần bằng thành tâm thất trái (khoảng 5mm). Sau 14 năm phát triển, thành tâm thất trái tăng thêm được 5 mm, còn thành tâm thất phải chỉ tăng thêm được 1 mm. Trẻ càng nhỏ cơ tim càng yếu, do vậy khi có tăng gánh dễ bị suy tim.

Diên tim (chụp thẳng) trên X quang của trẻ sơ sinh chiếm 50%, trẻ lớn chiếm dưới 50% so với đường kính ngang (bên – bên) của lổng ngực.

Mạch máu

Lòng động mạch chủ và động mạch phổi ở trẻ em thay đổi theo tuổi:

Trước 10 – 12 tuổi: Động mạch phổi > Động mạch chủ.

Từ 10 – 12 đến tuổi dậy thì: Động mạch phổi = Động mạch chủ.

Sau tuổi dậy thì : Động mạch phổi < Động mạch chủ.

Kích thước lòng động mạch chủ và kích thước buổng tim (tính bằng mm) phát triển không đổng đều theo lứa tuổi:

Trẻ sơ sinh: 20 : 25

Trẻ 10 tuổi: 56 : 140

Trẻ ở tuổi dậy thì: 61 : 260

Mao mạch ở trẻ em càng nhỏ tuổi thì càng rộng hơn tương đối so với trẻ lớn và đối với mao mạch phổi, thận, da, ruột thì rộng hơn một cách tuyêt đối.

Những đặc điểm trên nhằm đáp ứng được nhu cầu về dưỡng khí, về dinh dưỡng ở trẻ nhỏ cao hơn so với người lớn và tạo n ên huyết áp thấp, da đỏ hổng song cũng dễ gây truỵ mạch.

Các chỉ số cơ bản về huyết động

Tần số mạch

Trẻ càng nhỏ tuổi mạch càng nhanh, càng dễ thay đổi khi kích thích, khi gắng sức (bú, khóc, sốt). Vì vậy cần lấy mạch lúc yên tĩnh hay lúc tr ẻ ngủ.

Bảng: Tần số mạch của trẻ em trong các lứa tuổi.

Lứa tuổi

Tần số mạch

Sơ sinh

140-160

6 tháng

130- 135

12 tháng

120 – 125

2 tuổi

110- 115

3 tuổi

105 – 110

4 tuổi

100 – 105

5 tuổi

100

6 tuổi

90- 95

7 tuổi

85 – 90

8-11 tuổi

80- 85

12-13 tuổi

75 – 80

14-16 tuổi

70- 75

Huyết áp động mạch

Trẻ càng nhỏ huyết áp đông mạch càng thấp: – Huyết áp tối đa:

Trẻ sơ sinh: 70mmHg

Trẻ 1 tuổi (12 tháng): 80mmHg

Trẻ > 1 tuổi tính theo công thức:

Huyết áp max = 80 + 2n

(n: số tuổi)

Huyết áp tối thiểu:

Huyết áp min = Huyết áp Max/2 + K

Hê số K phụ thuộc vào tuổi:

Trẻ < 7 tuổi : 10.

Trẻ 7-12 tuổi: 15.

Trẻ 13-15 tuổi: 20.

Vòng tuần hoàn

Vòng tuần hoàn ở trẻ em ngắn hơn so với người lớn. Thời gian để thực hiên được trọn một vòng tuần hoàn là:

Trẻ sơ sinh: 12 giây.

Trẻ 3 tuổi: 15 giây.

Trẻ 14 tuổi: 18 giây.

Người lớn: 22 giây.

Khối lượng máu tuần hoàn

Khối lượng máu tuần hoàn tính theo cân nặng ở trẻ em lớn hơn người lớn:

Trẻ sơ sinh: 110-150ml/kg.

Trẻ dưới 1 tuổi: 75-100ml/kg.

Trẻ từ 1 tuổi trở lên: 50-90ml/kg.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận