[Chứng trạng] Chứng xung nhâm không bền (bất cố)

Chứng Xung Nhâm không bền là chỉ một loạt chứng trạng do Xung Nhâm khí hư dẫn đến công năng Xung Nhâm bất túc không khả năng chế ước được kinh huyết (bao gồm cả âm dịch) mà gây nên bệnh. Chứng này có thể do bệnh biến ở các tạng Tâm, Can, Tỳ, Thận liên luỵ đến, cũng có thể do bản thân trực tiếp tổn thương gây nên.

Chứng trạng chủ yếu của chứng Xung Nhâm không bền là kinh nguyệt quá nhiều, đái hạ trong loãng như dội, có thai ra huyết, đoạ thai, ác lộ quá kỳ không dứt.

Chứng này thường gặp trong các bệnh Kinh nguyệt sớm, Kinh nguyệt quá nhiều, Băng lậu, Đái hạ, Lậu thai, Tiểu sản, Ác lộ không dứt.

Cần chẩn đoán phân biệt với chứng Xung Nhâm hư suy.

Phân tích

Tử cung không ngay ngắn xuất huyết (trừ bệnh Đái hạ) là biểu hiện bệnh lý các chứng trạng thường gặp của chứng này – Nhưng vì loại xuất huyết này xuất hiện trong các tật bệnh khác nhau cho nên có những kiêm chứng không giống nhau.

– Ví dụ như Tử cung xuất huyết xuất hiện trong bệnh Băng lậu thường là Tử cung xuất huyết với loại Đình kinh thay đổi xuất hiện lại kiêm cả các chứng trạng kinh nguyệt kéo dài, lượng huyết ra nhiều cho đến khí huyết hư nhược – Đa số người bệnh có bệnh sử về sẩy thai hoặc không thụ thai – Loại xuất huyết này nếu gặp trong thời kỳ có thai, phần nhiều phát sinh trước khi thụ thai 28 tuần, nhất là phát sinh trong vòng 6 – 10 tuần (bởi vì, thai nhi với người mẹ có mối ràng buộc rất chặt chẽ) và kèm theo các chứng mỏi lưng, đau bụng nhẹ…huyết ra lượng ít, mầu sẫm.

Nếu xuất huyết ra lượng nhiều hơn hành kinh bình thường, từng cơn đau bụng càng tăng, theo đó là nước thai (nước ối) chảy ra, thai nhi và tổ chức bào thai ra hoàn toàn, âm đạo xuất huyết giảm ít hoặc hết hẳn, gọi là Tiểu sản.

– Sau khi đẻ vượt qua 4 tuần, máu hôi vẫn ra dầm dề không dứt, gọi là các chứng Ác lộ không dứt.. Cùng là xuất huyết nhưng đối tượng mắc bệnh khác nhau; bệnh tình có nông sâu khác nhau, cần phải phân biệt.

– Xung nhâm không bền dẫn đến chứng Đái hạ, đặc điểm chứng trạng là đái hạ ra trong loãng như nước, sắc không vàng, mùi không hôi, đồng thời có kiêm chứng đau lưng như gẫy, bụng dưới phát lạnh, tiểu tiện vặt v.v…

Các chứng trạng nói trên đều thuộc Hư chứng, bởi vì Thận hư suy tổn, Xung Nhâm thất thủ, điều trị nên ích Thận khí, củng cố Xung Nhâm có thể dùng Thọ thai hoàn toàn của Trương Tích Thuần (Trưng Trung tham tây lục) tuỳ chứng gia giảm.

– Chứng Băng lậu phần nhiều phát sinh ở tuổi thanh xuân hoặc phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Trường hợp trên đa số do Thận khí không đầy đủ, Xung Nhâm không bền. Trường hợp dưới đa số do Thận khí hư suy làm gốc bệnh. Bốn mùa trong một năm thì mùa Hạ phát bệnh nhiều hơn cả, kể đến là mùa Xuân. Khu vực có khí hậu nóng nực lại càng dễ mắc bệnh. Điều trị mùa Đông, hiệu quả thường cao hơn điều trị về mùa Hạ.

Thai lậu với Tiểu sản, phần nhiều gặp ở phụ nữ trẻ tuổi và ở phụ nữ thường sẩy thai nhiều lần, bệnh thường phát sinh trước 12 tuần. Chứng Ác lộ ra không dứt phần nhiều phát sinh ở thể trạng yếu (Tử cung hoàn nguyên không tốt) hoặc ở phụ nữ sau khi đẻ quá mệt nhọc.

– Băng lậu xuất huyết, hao huyết táo khí cơ thể trở thành chứng Tâm Tỳ đều hư, hoặc thành chứng Hư thoát. Lậu thai hoặc Lậu kéo dài không dứt, phần nhiều diễn biến thành chứng Tiểu sản, một bộ phận có thể diễn biến thành thai chết lưu. Ác lộ không dứt, hao tổn đến tinh huyết, thường làm cho Xung Nhâm mất sự nuôi dưỡng dẫn đến các chứng Kinh nguyệt muộn, lượng kinh ra ít hoặc Bế kinh. Đái hạ liên miên không dứt, tổn thương Thận tinh gieo tai vạ đến Xung Nhâm, thường dẫn đến không thụ thai.

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Xung Nhm hư suy với chứng Xung Nhâm không bền, chỗ 1 phân biệt chủ yếu, chủ yếu giữa hai chứng là “tử cung xuất huyết” hay “tử cung không xuất huyết”.

Loại trên biểu hiện nên xuất huyết mà không xuất huyết, như chu kỳ kinh nguyệt quá muộn, lượng hành kinh quá ít, kinh nguyệt ngừng lại không thông. Loại dưới biểu hiện là không nên xuất huyết mà xuất huyết hoặc xuất huyết nên ngừng lại không ngừng như các chứng Hành kinh sớm, hành kinh ra lượng huyết nhiều, thời gian hành kinh kéo dài, có thai xuất huyết, sau khi đẻ ác lộ ra không dứt v.v…

Trích dẫn y văn

– Phụ nữ hành kinh không dứt, dầm dề, đau bụng, hoặc do lao tổn khí huyết mà tổn thương Xung Nhâm (Phụ nhân đại toàn lương phương).

– Lao thương khí huyết, Xung Nhâm hư tổn, kinh nguyệt quá nhiều (Nữ khoa – Chứng trị chuẩn thằng).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận