[Chứng trạng] Chứng Tiểu trường khí trệ

Chứng Tiểu trường khí trệ còn gọi là Tiểu trường khí thống. Chứng n là tên gọi chung do ngoại cảm hàn tà, âm hàn ngưng trệ ở Tiểu trường, khí cơ không thư sướng, nếu xuất hiện chứng đau thắt ở bụng dưới hoặc Tiểu trường từ phía dưới khoang bụng đi vào bộ phận âm nang làm cho khí trường trệ và đau; Bệnh phần nhiều do ngoại cảm hàn tà, hoặc tình tự uất ức, cáu giận gào khóc gây nên.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là bụng dưới đau thắt, trướng bụng ruột sôi, âm nang sán thống, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Huyền hoặc Trầm Hoạt.

Chứng Tiểu trường khí trệ thường gặp trong các bệnh Hàn sán, Khí sán và Phúc thống.

Cần chẩn đoán phân biệt với chứng Tiểu trường hư hàn.

Phân tích

– Trong bệnh Hàn sán, chứng Tiểu trường khí trệ phần nhiều biểu hiện các chứng trạng âm nang co rút và đau, ưa ấm sợ lạnh, hoặc cơ thể lạnh, chân lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Huyền. Bệnh đa số do nằm lâu nơi đất ẩm, trời lạnh lại lội nước bị cảm nhiễm tà khí hàn thấp đến nỗi hàn thấp ngưng trệ. Mạch của Túc Quyết âm Can, chằng qua bộ phận sinh dục, đi qua phía trong bụng dưới, bị hàn ngưng khí trệ đi vào đường lạc của Quyết âm mà thành bệnh. Sách Chư bệnh nguyên hậu luận viết: Các bệnh Sán, âm khí tích ở trong, lại bị thêm hàn khí, khiến cho doanh vệ không điều hòa, khí huyết hư yếu, cho nên phong lạnh đi vào trong bụng mà thành bệnh Sán. Điều trị nên Ôn Can tán hàn, cho uống bài Noãn Cam tiễn (Cảnh Nhạc toàn thư).

– Nếu bệnh Khí sán gặp ở chứng Tiểu trường khí, phần nhiều xuất hiện chứng âm nang sưng trướng, Cao hoàn trướng đau lệch một bên, bụng dưới kết trệ khó chịu, lúc chùng, lúc căng, thường do cáu giận hoặc gào khóc, mệt nhọc quá mức mà phát cơn đau, rêu lưỡi mỏng, mạch Huyề Đây là do tìiín chí ức uất, Can uất khí trệ, dồn xuống Cao hoàn gây nên sưng đau. Như thể trạng vốn hư yếu, gắng sức quá mệt nhọc, mệt nhọc thì khí háo, khí hư hạ hãm đến nỗi Cao hoàn ở bụng dưới sa xuống và đau hình thành Khí sán. Lý Diên nói: “Khí sán bên trên liền với Thận du, bên dưới liền với âm nang, khi bị uất ức gào khóc tức giận thì trướng, hoặc mệt nhọc cưỡi ngựa làm cho hòn ngoại thận sưng trướng”. Khí trệ thuộc Thực, nên sơ Can lý khí, cho uống bài Thiên thai ô dược tán (Y học phát minh). Khí hãm thuộc Hư, nên ích khí nâng hãm lên, cho uống Bổ trung ích khí thang (Tỳ Vị luận).

– Chứng Tiểu trường khí gặp trong bệnh Phúc thống phần nhiều có chứng đau thắt bụng dưới, đau mà cự án, trướng bụng sôi bụng, gặp sự cáu giận phiền não thì dễ phát cơn đau hoặc đau tăng, gặp hơi ấm hoặc trung tiện thì giảm đau; rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền Tế, điều trị chủ yếu phải thư Can điều khí, cho uống Tân định ngô thù du thang(Kim Quỹ dực) hợp với Thược dược cam thảo thang (Thương hàn luận) gia giảm.

Chứng Tiểu trường khí trệ có liên quan tới hàn ngưng khí trệ thuộc Can kinh; Do đó điều trị phần nhiều chủ yếu phải sơ Can lý khí. Trên lâm sàng, những người bị chứng Sán khí nên khuyên họ giữ ấm, hạn chế lao động mệt nhọc quá mức, tính tình cần thư thái đề phòng xúc động phát sinh chứng này.

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Tiểu trường hư hàn với chứng Tiểu trường khí trệ, cả hai đều là bệnh biến ở Tiểu trường, đều có chứng trạng chủ yếu là đau bụng. Nhưng tính chất đau bụng khác nhau. Một loại là Hư chứng, một loại là Thực chứng.

Chứng Tiểu trường hư hàn phần nhiều do cơ thể vốn trung thế Tỳ dương bất túc, hoặc uống lạnh thương thực kéo dài tạo thành tế Tỳ dương bất túc, âm hàn thịnh ở trong, công năng biến hóa vật chất của Tiểu trường mất điều hòa, có thể xuất hiện các chứng trạng bụng dưới đau âm ỉ ưa xoa bóp, sôi bụng đại tiện lỏng ra đồ ăn không tiêu, tiểu tiện trong dài, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch Tế Hoãn v.v… Còn chứng Tiểu trường khí trệ có liên quan tới hàn ngưng khí trệ ở Tiểu trường, có chứng bụng dưới đau gấp, đau mà cự án, Tiểu trường sa trệ, âm nang sán thống v.v… triệu chứng đau bụng thường liên can tới biến hóa tình tự, lo buồn cáu giận, gào khóc la thét thường khiến cho tình thế bệnh tăng thêm. Lâm sàng có thể căn cứ vào tính chất đau bụng với những đặc điểm dị biệt mà chẩn đoán phân biệt.

Trích dẫn y văn

Các bệnh Sán khí, bụng dưới và cao hoàn sưng đau, lúc phát lúc ngừng là bệnh này. Nhưng chứng Sán bất nhất, như sách Nội kinh bảo là Hồ sán là chỉ loại ngoại thận lên xuống thất thường, có khi bảo là Đồi sán là chỉ loại sưng to ngoan cố không có cảm giác đau… Cũng có loại Tiểu trường sán, như nói ở Tà khí tạng phủ bệnh hình thiên là chỉ loại này (Tạp chứng mô – Cảnh Nhạc toàn thư).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận