[Chứng trạng] Chứng Tâm kinh thực nhiệt ở trẻ em

Chứng Tâm kinh thực nhiệt ở trẻ em là tên gọi chung loại bệnh do ngoại cảm ôn tà, vào lý hóa nhiệt dẫn đến Tâm thần không yên và những bệnh biến ở các cơ quan có liên can tới kinh Tâm như lưỡi và Tiểu trường.

Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là hồi hộp không yên, đêm ngủ không yên, lưỡi sưng đỏ hoặc loét nát, tiểu tiện sẻn đỏ hoặc phát sốt hoặc không sốt, mạch Sác, rêu lưỡi vàng.

Chứng này thường gặp trong các bệnh “Kinh quí”, “Bất mị”, “Lè lưỡi” và “Lưỡi mọc mụn”.

Cần phân biệt chứng này với hai chứng “Tâm Vị thực nhiệt ở trẻ em” và “Tiểu trường thực nhiệt ở trẻ em”.

Phân tích

Chứng Tâm kinh thực nhiệt ở trẻ em thường gặp trong khá nhiệt tật bệnh, biểu hiện lâm sàng đểu khác nhau, quy nạp thành hai loại. Một loại là bệnh biến ở bản thân Tâm kinh, như bệnh Kinh quí, triệu chứng đặc điểm là Tim hồi hộp không yên, Tâm phiền khát nước, chất lưỡi đỏ tía, phép trị nên thanh nhiệt ninh Tâm, dùng bài Thanh cung thang (Ôn bệnh điều biện). Lại như bệnh “Bất mị” (mất ngủ) thì phải kiêm cả chứng trằn trọc không yên, hay mê, chóng mặt lưỡi đỏ, điều trị nên thanh Tâm an thần, chọn dùng bài thuốc gia vị Đạo xích tán (Ấu ấu tập thành) hợp với Tả tâm tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết).

Một loại khác là bệnh ở lưỡi, bởi vì Tâm khí thông lên lưỡi Tâm kinh thực nhiệt rất dễ làm lưỡi bị bệnh, như chứng lè lưỡi (thổ thiệt) lưỡi thè dài ra khó co vào, kèm theo chứng mặt đỏ, phiền táo, khát nước, tiểu tiện đỏ, điều trị dùng bài Tả Tâm đạo xích tán (Y tông kim giám). Nếu lưỡi mọc mụn xuất hiện ở chứng Tâm kinh thực nhiệt thì đầu lưỡi mọc mụn hoặc loét nát, đó là do Tâm kinh tích nhiệt hun đốt lên lưỡi gây nên bệnh, Điều trị bằng bài Tả xích tán.

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Tâm Vị thực nhiệt ở trẻ em với chứng Tâm kinh thực nhiệt ở trẻ em là hai chứng giống nhau cả về tính chất bệnh và bộ vị mắc bệnh, cho nên biểu hiện lâm sàng cũng rất giống nhau, đều có thể gặp bệnh ở lưỡi (bao gồm lưỡi sưng trướng và đau, loét nát) biểu hiện đỏ, tâm phiền không ngủ được, hồi hộp không yên, Tâm phiền khát nước.

Nhưng chứng Tâm Vị thực nhiệt ở trẻ em ngoài triệu chứng thể chất của lưỡi sưng to và thấy cả chứng phiền khát muốn uống nước, Đại tiện bí kết, phát sốt… Đó là biểu hiện lâm sàng của Vị thực nhiệt; Cơ sở này có thể phân biệt với chứng thực nhiệt ở Tâm kinh của trẻ em.

– Chứng Tiểu trường t hực nhiệt ở trẻ em với chứng Tâm kinh thực nhiệt ở trẻ em: Tâm với Tiểu trường cùng biểu lý – Tâm kinh thực nhiệt có thể chuyển nhiệt xuống Tiểu trường mà biểu hiện chứng trạng Tiểu trường thực nhiệt như tiểu tiện đỏ, tiểu tiện nóng rát và tiểu tiện đau buốt v.v… Nhưng chứng Tâm kinh thực nhiệt tất phải có bệnh biến của bản thân Tâm kinh, như hồi hộp, Tâm phiền, không ngủ được v.v… Đấy là những chứng trạng mà chứng thực nhiệt ở Tiểu trường không có. Mặt khác, chứng Tiểu trường thực nhiệt còn kiêm có chứng tiểu tiện không lợi và đại tiện dính trệ. Đấy là vì Tiểu trường bị nhiệt không phân hóa trong đục được bình thường, từ đó mà ảnh hưởng tới Bàng quang và Đại trường, dẫn đến đại tiện dính trệ, tiểu tiện không lợi; Những cơ chế bệnh lý này không có ở chứng Tâm kinh thực nhiệt của trẻ em, cho nên cơ sở cho chẩn đoán phân biệt hai chứng bệnh.

– Tâm nhiệt thì vầng trán đỏ và khô hoặc lưỡi đỏ tía, hoặc lưỡi đỏ mà sưng, tiểu tiện đỏ, đỏ mà rít, rít mà đau hoặc nóng rát, đều là do Tâm nhiệt vậy (Biện Tâm thực nhiệt hư nhiệt – Ấu khoa thiết kính).

– Trong khi ngủ, miệng phả ra hơi ấm, hoặc nằm xấp mà ngủ, và nhìn ngước lên mà nghiến răng, đều là do Tâm nhiệt, bài Đạo xích tán chủ chữa bệnh ấy (Tâm nhiệt – Tiểu nhi dược chứng trực quyết).

– Lưỡi để xem xét của Tâm. Mạch của Tỳ liên lạc tới lưỡi. Khi Tạng Phủ bị úng trệ, Tâm Tỳ tích nhiệt, nhiệt khí xông lên cho nên làm cho lưỡi sưng dần trướng to, đầy cả trong miệng, gọi chứng này là mộc thiệt (Trùng thiệt – Mộc thiệt – Lộng thiệt – Anh đồng bách vấn).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận