[Chứng trạng] Chứng Nhiệt cực sinh phong ở trẻ em

Chứng Nhiệt cực sinh phong ở trẻ em là chỉ loại chứng hậu chủ yếu sốt cao động phong trong bệnh Ngoại cảm Ôn nhiệt

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cao, đau đầu, cổ gáy co cứng, chân tay co giật, mắt trực thị, khát nước muốn uống, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi trắng hoặc vàng, hoặc vàng trắng lẫn lộn mạch Tật.

Chứng này phần nhiều gặp trong các bệnh kinh phong, Cảm mạo, Nhũ nga, Sạ tai và Lạn hầu sa.

Cần chẩn đoán phân biệt với chứng chứng Tiểu nhi nhiệt hãm ở hai tạng Tâm và Can, “chứng Tiểu nhi Can phong nội động”.

Phân tích

Chứng Nhiệt cực sinh phong ở trẻ em phần nhiều do cảm nhiễm tà khí Ôn nhiệt ngoại cảm, lâm sàng có các chứng sốt cao, co giật, hiện tượng co giật tùy thuộc vào nhiệt lui thì bệnh cũng lui, căn cứ vào các đặc điểm ấy, có thể xác định được chứng này. Nhưng chứng nhiệt cực sinh phong ở trẻ em do tật bệnh khác nhau, nguyên nhân bệnh không giống nhau, biểu hiện lâm sàng với phương pháp điều trị cũng khác nhau.

– Như cấp kinh phong xuất hiện trong chứng nhiệt cực sinh phong, phần nhiều thấy phát bệnh gấp, sốt cao, phiền táo, mặt đỏ môi đỏ, đờm úng tắc thở gấp, hàm răng cắn chặt, đại tiện bí kết, chứng này đa số do nội nhiệt quá thịnh lại cảm thụ ngoại tà, hình thành chứng trong và ngoài đều nhiệt, nhiệt cực mà phong động, điều trị nên dùng phép biểu lý giải cả hai bên, cho uống bài Lương cách tán (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương).

– Nếu cảm mạo xuất hiện chứng nhiệt cực sinh phong nên phân biệt cảm nhiễm phong hàn hay phong nhiệt. Nếu cảm nhiễm phong hàn có các chứng sốt cao, sợ lạnh, đau đầu, cấm khẩu, lưng uốn ván, chân tay co giật, mắt nhìn xiên, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khấn Sác; Chứng này phần nhiều gặp khi mới phát bệnh, đối chiếu với bệnh Kính trong Thương hàn mà điều trị, cho uống bài Quát lâu quế chi thang (Kim Quỹ yếu lược). Nếu cảm nhiễm phong nhiệt, có các chứng sốt cao hơi sợ phong hàn hoặc không ố hàn, mặt hồng mắt đỏ, thở thô giống như suyễn, phiền táo dễ kinh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng sen trắng, mạch Tật, đồng thời có thể thấy các chứng co giật, có thể dùng phép tân lương giải biểu thanh nhiệt kèm theo thuốc dẹp phong trừ kính, cho uống bài Ngân kiều tán (Ôn bệnh điều biện) gia Thiên ma, Câu đằng, Linh dương giác phấn.

Nếu Nhũ nga xuất hiện chứng Nhiệt cực sinh phong phải có các chứng trạng họng sưng đau, sốt cao không giải, thậm chí hô hấp không dễ dàng, điều trị nên thanh nhiệt giải độc, lợi họng tiêu sưng, cho uống bài Ngũ vị tiêu độc ẩm (Y tông kim giám ) hợp với Cát cánh thang (Thương hàn luận).

– Bệnh Sạ tai xuất hiện chứng Nhiệt cực sinh phong, có thể thấy hai bên mang tai sưng đỏ đau; đây là do tà khí dịch độc gây nên, chứng bệnh này không dùng tới phép thanh nhiệt độc mạnh thì không thể lui nhiệt chặn cơn Kính, có thể chọn dùng bài Phổ tế tiêu độc ẩm (Đông Viên thí hiệu phương) để điểu trị.

– Nếu Lạn hầu đan sa xuất hiện chứng nhiệt cực sinh phong, có thể thấy yết hầu sưng đỏ đau, mình nổi nốt như sởi, đây là do Ôn độc gây nên, không dùng phương Thanh ôn bại độc thì không thể chữa được chứng này, cho uống Thanh ôn bại độc ẩm (Dịch chẩn nhất đắc).

Chứng Nhiệt cực sinh phong ở trẻ em hay phát ở tuổi hài nhi, nhất là hay gặp ở trẻ em trong một tuổi; Vì trẻ em tạng khí non nớt, công năng bảo vệ bên ngoài yếu, sau khi cảm nhiễm tà khí dễ phát sinh sốt cao co giật nhất là ở trẻ vốn nội nhiệt thịnh một phía, rất dễ phát sinh chứng nhiệt cực sinh phong.

Chứng Nhiệt cực sinh phong nếu chữa không kịp thời rất dễ hình thành chứng co giật liên tẩn chí hôn mê bất tỉnh thuộc Bế chứng, cần phải chú ý.

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Nhiệt hãm Tâm Can ở trẻ em với chứng Nhiệt cực sinh phong ở trẻ em. Hai chứng này lâm sàng đều thấy sốt cao, co giật hôn mê. Nhưng bệnh lý cơ chuyển khác nhau.

– Chứng nhiệt hãm Tâm Can là do nhiệt độc hãm ở trong, tổn hại đến hai tạng Tâm và Can, Tâm chủ thần minh, sau khi nhiễm tà khí, thần mắt chỗ dựa mà hôn mê bất tỉnh. Can chủ phong, tạng Can nhiễm tà khí, Can phong nội động mà phát cơn co giật liên tục, cho nên điều trị, ngoài phép thanh nhiệt, cần phải mở Tâm khiếu dẹp Can phong mới có thể ngăn chặn được phong động. Chứng nhiệt cực sinh phong ở trẻ em chủ yếu là sốt rất cao mà phong động co giật, trọng điểm điều trị là thanh nhiệt, nhiệt lui thì phong tự khỏi.

– Chứng Can phong nội động ở trẻ em và chứng nhiệt cực sinh phong ở trẻ em, hai chứng này đều động phong co giật; Nhưng nguyên nhân và cơ chế bệnh khác nhau, rất dễ phân biệt.

Can là Tạng phong mộc, chứa huyết. Can phong nội động phần nhiều do Can huyết bất túc, huyết hư phong động, kinh mạch không được nuôi dưỡng; Hoặc do sau thời kỳ mắc bệnh nhiệt tính, Can Thận âm kiệt, hư phong từ trong sinh ra; Hoặc âm không chế dương, Can dương hóa phong; Cũng có khi Can uất hóa hỏa, hỏa thịnh Can phong nội động; Lâm sàng ngoài chứng co giật, còn có thể thấy chứng Can phong nội động như run rẩy, choáng váng, tê dại. Nói chung không có chứng sốt cao và ngoại cảm biểu chứng. Còn chứng nhiệt – cực sinh phong ở trẻ em là do ngoại tà gây nên, tất phải thấy chứng đặc điểm là sốt cao; Mặt khác chứng Nhiệt cực động phong phát bệnh gấp, là thực chứng, mà chứng Can phong nội động ở trẻ em phần nhiều phát bệnh từ từ, phần nhiều là hư chứng và Hư

Trích dẫn y văn

Sở dĩ có chứng mình nóng chân lạnh, cổ gáy căng cứng, đầu mình đều nhiệt, mặt hồng mắt đỏ, đầu lắc lư, cấm khẩu đột ngột, lưng uốn ván, chân tay co giật, mắt nhìn xiên… Đó là ba kinh Dương đều bị chứng Kính, Âu khoa gọi “Từ chưng bạt hậu” tức là nói ở đây. Lúc này cần nên dùng thuốc theo kinh, giải trừ tà khí ở tam Dương thì bệnh sẽ khỏi ngay (Tân Lập Ngô xúc loại phi xúc phân môn biệt chứng – Âu ấu tập thành).

– Bởi vì Tiểu nhi Thương hàn rất nhiều, vì thầy thuốc điều trị không đúng phép, chèn ép biểu tà không làm giải ra ngoài cho nên sốt cao không lui, liền biến sinh bệnh Kính, nên có chứng hậu co giật uốn ván. Cần biết chứng này do phong hàn thấp gây nên, tuy có chứng mình nóng, đều là biểu tà, không thể so sánh là hỏa nhiệt được.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận