Chứng hành kinh đau bụng (thống kinh) và điều trị

Phụ nữ trong lúc hành kinh, hoặc trước hay sau khi hành kinh sinh ra đau lưng, đau bụng, thậm chí đau dữ dội không chịu nổi và đau tiếp tục theo chu kỳ kinh nguyệt, chứng trạng đó gọi là hành kinh đau bụng. Nếu chỉ thấy chỗ bụng dưới hoặc vùng eo lưng hơi căng đau, đó là hiện tượng thường có, không phải là triệu chứng bệnh.

Điều trị đau bụng kinh bằng đông y

NGUYÊN NHÂN BỆNH

Có nhiều nguyên nhân sinh ra chứng hành kinh đau bụng. Căn cứ vào nhân tố gây ra bệnh và biến đổi về bệnh lý mà có thể tóm tắt làm 4 loại hư, thực, hàn, nhiệt:

  • Huyết hư: Do thể chất vốn yếu, khí huyết không đủ, bể huyết trống không, mạch ở tử cung không được sự nuôi dưỡng.
  • Thận hư: Thận thuỷ suy, thuỷ không nuôi được mộc, mộc uất không thoải mái, can khí không thư thái.

Thực

  • Khí trệ: Dữ lo nghĩ uất giận, khí trệ không thông, kinh hành không thông.
  • Huyết ứ: Sau khi đẻ và khi hành kinh, huyết hôi ra chưa hết, ứ đọng ở trong, kinh đi bị ngăn trở.

Hàn

  • Hàn thực: Do phong hàn xâm nhập vào, hoặc ăn quá nhiều đồ hàn lạnh, hàn tà công vào mạch Xung, Nhâm cấu kết với huyết mà hành kinh không lợi.
  • Hư hàn: Bẩm chất vốn là người dương hư, cơ năng không phấn chấn, kinh nguyệt muốn hành mà không hành được, hoặc sau khi kinh hành mà cơ nâng không khôi phục được, đau bụng lâm râm.

Nhiệt

Huyết nhiệt: Huyết nhiệt, khí thực, kinh đi bị tắc đọng không thông.

BIỆN CHỨNG

Chứng trạng đặc biệt này thường hay đau bụng trước khi hành kinh, hoặc đang lúc hành kinh.

Đau bụng mà không thích xoa nắn phần nhiều là chứng thực; đau bụng sau lúc hành kinh mà thích xoa nắn là chứng hư; thấy kinh sau kỳ, trong bụng lạnh đau mà thích chườm nóng phần nhiều là hàn; thấy kinh trước kỳ, trong bụng nóng mà đau phần nhiều là nhiệt. Còn như tính chất đau thì thường đau gò hoặc đau như dùi đâm là thuộc hàn; đau như thắt, đau từng cơn là chứng thực; bụng trướng căng mà đau là khí trệ, bụng đau mà hơi trướng càng là huyết ứ, đau bụng tê tái liên miên là thuộc hư, bụng đau trướng căng nóng rát là thuộc nhiệt; đau mà kiêm sa xuống là phần nhiều khí hư, đau rũ là phần nhiều phong lạnh. Nhưng còn phải kết hợp với chứng hậu khác, mới có thể phán đoán được chính xác.

Chứng hư

  • Huyết hư: Sau khi hành kinh rồi đau bụng liên miên không dứt, ấn vào thì đỡ; máu kinh nhợt mà ít, sắc mặt trắng hoặc úa vàng, môi nhợt thân thể gầy yếu, đầu mắt xây xẩm, tim hồi hộp ít ngủ, đại tiện táo bón, lưỡi nhợt không có rêu, mạch hư tế.

Nếu kiêm có chứng khí hư thì mỏi mệt không có sức, tay chân không ấm, eo lưng và chân mỏi rũ, ngày thường có chứng đới hạ máu kinh nguyệt thường nhợt mà trong, chất lưỡi nhợt không rêu, hoặc có rêu trắng mỏng, mạch hoãn nhược.

  • Thận hư: Sau khi hành kinh, bụng dưới đau, vùng eo lưng mỏi rũ, hai bên sườn cũng trướng căng lên, mệt mỏi không có sức, kinh nguyệt màu nhợt mà nhiều, lưỡi đỏ nhợt rêu mỏng, mạch trầm nhược.

Chứng thực

  • khí trệ: Trước lúc hành kinh hoặc giữa lúc hành kinh, bụng dưới trướng đau, kinh nguyệt ít mà không thông, lúc căng lên quá thì trướng tức lên cả ngực sườn, chu kỳ không nhất định, trong lồng ngực bức tức lợm giọng, thường muốn thở dài, lưỡi bình thường, rêu mỏng, mạch huyền.
  • Huyết ứ: Trước lúc hành kinh hoặc lúc mới hành kinh, bụng dưới đau gò, sờ ấn vào có cục, kinh ít mà không thông, máu kinh tím đen có đông cục, huyết cục ra rồi thì thấy đỡ đau; nếu bị ứ nhiều thì sắc mặt xanh tím bầm, da dẻ khô táo, miệng khô không muốn uống nước, đại tiện bí kết, tiểu tiện tự lợi, lưỡi đỏ hoặc có điểm đỏ tím, rêu bình thường hoặc hơi vàng, mạch trầm sác.

Chứng hàn

  • Hàn thực: Trước lúc hành kinh hoặc giữa lúc hành kinh, bụng dưới quặn đau mà thấy lạnh, gặp nóng thì hơi đỡ, kinh thấy ít, máu đỏ sẫm có cục, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm khẩn, bị ngoại cảm phong hàn thì nhức đầu sợ lạnh, mình mỏi, lưng đau, mạch phù khẩn.
  • Hư hàn: Sau khi hành kinh rồi đau bụng liên miên, thích ấn thích xoa nắn, toàn thân mệt nhọc, tay chân không ấm, eo lưng mỏi, rêu lưỡi trắng, mạch tế trì.

Chứng nhiệt

Huyết nhiệt: Trước lúc hành kinh đau bụng không cho sờ ấn, đau ran ra hai bên bụng dưới, thấy kinh trước kỳ và lượng kinh nhiều, sác hồng hoặc tím mà đặc hoặc có mùi hôi, môi đỏ, miệng khô, tâm phiền không ngủ, đại tiện bí, tiểu tiện vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.

CÁCH CHỮA

Hành kinh đau bụng tuy có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là vì khí huyết tắc trệ. Do đó phép chữa nên chú trọng vào làm cho lưu thông. Căn cứ theo bệnh tình thì bệnh hư dùng phép bổ mà thông, bệnh thực dùng phép ôn mà thông, cần phải xét kỹ hư thực, không nên dùng thuốc công phá bừa bãi mà sinh ra hậu quả không tốt. Còn như bệnh chỉ thuần hư không trệ thì nên chú trọng đến bổ hư, làm cho khí huyết đầy đủ, thì tự khắc hết đau.

  • Chứng hư nên dùng phép bổ như huyết hư nên bổ huyết dưỡng huyết, kèm thêm bổ khí, dùng bài Bát trân thang (1) làm chủ. Thận kém thuỷ không nuôi được mộc, nên bổ thận điều can dùng bài Điều can thang (2) làm chủ.

Chứng thực nên thông, khí trệ nên thuận khí hành trệ, dùng bài Gia vị ô dược thang (3) làm chủ; huyết ứ nên hoạt huyết tiêu ứ, dùng bài Đào hồng tứ vật thang (4) làm chủ.

  • Chứng hàn nên ôn kinh làm chủ, hàn mà thực nên ôn kinh tán hàn, dùng bài Ngô thù du thang (5) gia giảm mà chữa, hư hàn nên ôn kinh bổ hư dùng bài Ôn kinh thang (6) mà chữa.
  • Chứng nhiệt nên thanh nhiệt làm chủ, huyết nhiệt nên thanh nhiệt lương huyết, giúp thêm thuốc hoạt huyết hành khí dùng bài Sinh huyết thanh nhiệt thang (7) mà chữa.

PHỤ PHƯƠNG

(1) Bát trân thang (Cục phương)
Đảng sâm 12g Đương quy 8g
Bạch truật 12g Xuyên khung 6g
Bạch linh 12g Thục địa 12g
Chích thảo 4g Bạch thược 8g

Sắc uống.

Vị thuốc bạch thược trong điều trị đau bụng kinh
Vị thuốc bạch thược trong điều trị đau bụng kinh
  • Điều can thang (Phó thanh Chủ nữ khoa)

Sơn dược 12g A giao 2g

Sơn thù nhục (chưng chín) 12g Đương quy (rửa rượu) 2g

Ba kích (sao muối) 4g Bạch thược (sao rượu) 2g

Cam thảo 4g

Sắc uống.

  • Gia vị ô dược thang (Chứng trị chuẩn thắng)

Ô dược 36g Huyền hồ sách 36g

Súc sa (sa nhân) 36g Hương phụ 72g (sao bỏ lông)

Mộc hương 36g Cam thảo 51g

Các vị thái nhỏ, mỗi lần dùng 28g, nước 1 bát rưỡi, gừng 3 lát, sắc còn 7g uống ấm vào lúc nào cũng được.

  • Đào hồng tứ vật thang (Xem ở bài Kinh nguyệt không đều)
  • Ngô thù du thang (Y tông kim giám)
Đương quy 8g Tế tân 4g
Nhục quế Sg Cảo bản 4g
Ngô thù du 8g Can khương 4g
Đan bi 8g Phục linh 4g
Chế bán hạ 8g Mộc hương 4g
Mạch đông 8g Chích thảo 4g
Phòng phong 4g

Sắc uống.

Ôn kinh thang (Kim quỹ yếu lược)

Ngô thù I2g A giao 8g
Đương quy 8g Đơn bì Sg
Xuyên khung 8g Chích thảo Sg
Bạch thược 8g Sinh khương 18g
Nhân sâm 8g Bán hạ 8g
Quế chi 8g Mạch đông 8g

Sắc chia 3 lần mà uống ấm.

Đương quy chữa kinh nguyệt không đều
Đương quy chữa kinh nguyệt không đều
  • Sinh huyết thanh nhiệt phương (vạn bệnh hồi xuân)
Đương quy 8g Hồng hoa 4g
Xuyên khung 6g Mộc hương 4g
Bạch thược 8g (sao rượu) Hương phụ 12g
Sinh địa hoàng 16g Huyền hồ sách 8g
Mẫu đơn bì 8g (sao) Cam thảo 4g
Đào nhân 8g (bỏ vỏ)

Sắc uống.

loading…
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận