Chữa dạ dày đau do nguyên nhân dạ dày hư yếu

Nói hư yếu chủ yếu là nói khí của trung tiêu hư yếu mà sinh ra đau, đặc trưng là lúc đau phần nhiều khi đói bụng (đói bụng đau còn có nguyên nhân do loét, khi đói axit Clo Hydric trực tiếp thấm vào vết loét) hễ được ăn hoặc chườm nóng là đỡ đau, sợ lạnh thích ấm, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tượng trầm tế vô lực (không có sức đập) hoặc hư huyền. Lúc đau nhẹ lúc đau nặng vài năm không khỏi, nặng hơn thì còn xuất hiện nôn ra máu, đại tiện ra máu.

Chứng này không riêng tại dạ dày đâu còn quan hệ mật thiết với lách (tỳ) nữa. Bởi vì dạ dày chủ giữ việc nhận thức ăn, tỳ chủ việc vận chuyển thức ăn, vị nên giáng xuống, tỳ nên thăng lên, vị thì thích mát, tỳ lại thích ấm, vị nên thông tỳ nên giữ. Tỳ và vị tác dụng tuy không giống nhau nhưng lại có quan hệ tương hỗ tác dụng. Vậy:

Vị (dạ dày) hư đau về bệnh cơ có khuynh hướng do tạng tỳ hư lạnh, người xưa hay dùng thang “Hoàng kỳ kiến trung” để nuôi dưỡng và làm ấm khí trung tiêu, khi đỡ ra máu thì Gừng tươi phải đổi thành Gừng nướng và cho thêm Địa du, A giao, Kinh giới (sao) cháy để cầm máu nữa. Tôi nghĩ:

Một thang Hoàng kỳ kiến trung thì lực thuốc còn yếu, nên thêm các vị bổ và làm ấm tỳ vị như Đương qui, Ngô thù, Ma nhân, Bạch truật, Đậu khấu, Quan quế, Đinh hương, Bào khương, Hạt sen mà thêm vào. Chứng này do hư nên dễ bị lạnh, vì hư hay đi với hàn mà, nên thời tiết đổi thay hay dấy cơn đau lặp đi lặp lại nhiều lần, đồng thời do sức vận hóa kém, cho nên xuất hiện chứng đầy chướng bụng, thức ăn đình trệ, cần phân biệt cái nào là gốc bệnh, cái nào là ngọn bệnh để xử lý thích đáng, không thể đơn thuần chữa theo một phương nhất định, như đau do lạnh, do nóng, do khí… mà chữa được.

Thang Hoàng kỳ kiến trung (Thương hàn luận)

Quế chi 2 đồng cân

Bạch thược 4-6 đồng cân

Cam thảo 1 đồng cân

Sinh khương 1 đồng cân Đại táo 5 quả

Di đường 1-2 lạng

Hoàng kỳ 3-4 đồng cân.

Trong trường hợp do dạ dày khí trung tiêu hư yếu gây ra đau. Tôi thường dùng:

Thang Hoàng kỳ kiến trung gia vị (Hy Lãn phương)

Vị thuốc bạch thược trong điều trị đau dạ dày

Như liều lượng thang Hoàng kỳ kiến trung ở trên gia thêm:

Đậu khấu 3 đồng cân
Hoài sơn 4 đồng cân
Ngô thù 2 đồng cân
Hạt sen 4 đồng cân
Đảng sâm 4 đồng cân
Đương qui 4 đồng cân
Bạch truật 3 đồng cân
Hậu phác 2 đồng cân
Trần bì 2 đồng cân
Bạch linh 3 đồng cân.

Ý nghĩa phương:

Thang Hoàng kỳ kiến trung tức là thang Quế chi thêm Di đường và Hoàng kỳ. Hoặc là thang Tiểu kiến trung thêm Hoàng kỳ, thang Tiểu kiến trung tức là thang Quế chi tăng bội lên số lượng Thược dược và Hoàng kỳ. Lượng dùng Thược dược gia tăng gấp bội thì tác dụng của nó không những chỉ hợp đồng với Quế chi để điều hòa doanh vệ, mà còn có công sức làm nhu mềm gan, hòa doanh huyết làm ngừng đau bụng. Lại thêm Di đường ngọt ấm cùng Cam thảo, Gừng phối ngũ càng tăng cường tác dụng ôn âm bồi dưỡng cho dạ dày, cho nên mới gọi tên thang là thang Kiến trung (tức là xây dựng trung tiêu) đó là phương thuốc thường dùng chữa đau bụng, đau dạ dày do tỳ vị hư hàn, phương này trên cơ sở thang Quế chi dùng tăng Bạch thược và Di đường, tác dụng không những cho ra mồ hôi, giải phần biểu mà còn tác dụng làm ấm huyết mạch cho dễ vận chuyển, thông cái dương của tâm, ích cái khí của tâm, hòa cái máu ở phần doanh, cho nên có thể chữa được chứng tâm run rẩy hư phiền khí của tâm không đủ.

Vị thuốc Hoàng kỳ trong điều trị sa dạ dày
Vị thuốc Hoàng kỳ trong điều trị sa dạ dày

Khi thêm Hoàng kỳ vào thì thành ra thang Hoàng kỳ

kiến trung, nó có tác dụng bổ khí, lại có thể chữa được bụng đau do tỳ vị hư lạnh, nếu muốn bổ cả khí lẫn huyết thì thêm Đảng sâm, Đương qui vào.

Trên lâm sàng, 3 thang Tiểu kiến trung, Hoàng kỳ kiến trung và thang Đương qui kiến trung (Thang Tiểu kiến trung thêm Đương qui) nước Trung Quốc hay dùng chữa bệnh công năng vị tràng (dạ dày và ruột) rối loạn mà thấy tỳ vị hư lạnh, khí huyết không đủ, còn chữa dạ dày vỡ lở, kết quả tương đối tốt.

Nay thêm Đậu khấu, Ngô thù ôn ấm trung tiêu, thêm Sâm, Truật, Linh thì có tác dụng bổ khí của bài Tứ quân tử, có Truật, Phác, Thảo, Trần bì là có tác dụng của bài bình vị tán. Ngoài ra thêm Qui bổ huyết, bổ chân âm của tỳ, có Xương truật, Hậu phác có thể có tác dụng san bằng gò đống, trị được tỳ tích, có Bạch linh là có thể thấm thấp ở thổ (tỳ), phạt tà ở mộc (can). Hạt sen ôn bổ vị, Hoài sơn tăng chất nhầy cho niêm mạc dạ dày, đồng thời còn tác dụng liễm âm nữa.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận