- Ngạt mũi không thường xuyên, ngạt tăng lên theo tư thế bệnh nhân nằm ngửa hay nghiêng. Thông thường trong những trường hợp này có ứ máu ở những phần dưới thấp của mũi. Các mạch máu của tổ chức hang do mất trương lực, ở trạng thái giãn nên ứ máu, gây cản trở thở bằng đường mũi. Khi quay nghiêng sang bên kia, ngạt mũi cũng chuyển sang lỗ mũi nằm ở thấp.
- Chảy mũi hầu như thường xuyên.
- Những biến chứng trong viêm mũi mạn tính có thể ở dạng giảm ngửi hoặc đôi khi mất ngửi, thường tổn thương cơ quan thính giác do dịch viêm chảy từ mũi qua vòi tai vào hòm tai.
Triệu chứng của viêm mũi quá phát cũng có ngạt tắc mũi và chảy mũi. tuy vậy ngạt mũi ở đây là do nguyên nhân bền vững (quá phát niêm mạc) nên nó thường xuyên hơn và ít thấy giảm đi sau khi bôi thuốc co mạch. Thông thường trong viêm mũi quá phát mạn tính, đuôi cuốn dưới có thể chắn trực tiếp vào lỗ hầu của vòi tai hoặc tạo điều kiện cho viêm nhiễm vào vòi tai và hòm tai. Đôi khi còn tổn thương cả hệ thống tuyến lệ do đầu cuốn dưới quá phát bịt mất lỗ dưới của ống lệ tỵ, gây chảy nước mắt, viêm túi lệ và viêm kết mạc.
Viêm mũi mạn tính cũng là nguyên nhân gây nhức đầu, khó thở, nhất là về đêm, các cơn hen và những rối loạn thần kinh khác.
Chữa bệnh viêm mũi mạn tính – thuốc nam Đông y
Thương nhĩ tán gia giảm:
Ké đầu ngựa 16g Cát cánh 4g
Tân di 8g Cam thảo 12g
Bạch chỉ 4g Hạ khô thảo 12g
Bạc hà 6g
Nếu do phong hàn (nước mũi trong) bỏ Hạ khô thảo, gia Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Khương hoạt 8g.
Nếu do phong nhiệt (nước mũi vàng, đục) thêm Hoàng cầm 12g, Tang bạch bì 12g.
Châm cứu:
Châm Nghinh hương, Hợp cốc, Ấn đường, Liệt khuyết.
Nhĩ châm:
Vùng Mũi, Trán.
Xem tiếp:
Bệnh Viêm mũi cấp tính và mạn tính