Chăm sóc vùng nhạy cảm, cần chú ý duy trì độ ẩm tự nhiên

Duy trì độ ẩm tự nhiên cho vùng nhạy cảm là yếu tố quan trọng giúp phụ nữ có sức khỏe âm đạo tốt và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên nhiều chị em vẫn chưa ý thức rõ về vấn đề này.

Khi nào cần “ướt”, khi nào cần thoáng sạch ?

Đây là mối quan tâm chung của tất cả chị em phụ nữ. Nhiều chị em băn khoăn về tình trạng “khô hạn” vùng kín làm giảm ham muốn và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống vợ chồng, trong khi nhiều người lại lo lắng khi vùng kín quá ẩm ướt và ra nhiều khí hư.

Thực tế, vùng kín quá ẩm ướt sẽ khiến chị em có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa. Bởi bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ có cấu tạo giống như một “ống đèn xếp” mở ra ngoài, lại có vị trí gần nơi bài tiết hàng ngày nên luôn ở trạng thái ẩm ướt. Đặc biệt là ở vùng khí hậu nóng bức và có độ ẩm cao như Việt Nam, mồ hôi ra nhiều, chị em phụ nữ lại thích mặc đồ bó sát, vừa gây tổn thương niêm mạc, vừa khiến cho vùng kín càng ẩm ướt vì độ ẩm không thoát được ra ngoài.

Sự ẩm ướt sẽ làm mất cân bằng pH âm đạo và trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng phát triển. Thông thường âm đạo khỏe mạnh chứa cả vi khuẩn có lợi và không có lợi. Một vi khuẩn có lợi trong âm đạo là Lactobacilli giúp chuyển hóa glucogen, giữ môi trường âm đạo có tính hơi axit và độ pH là 4,5. Sự cân bằng này giúp cho các vi khuẩn chung sống và giữ cho âm đạo có sức khỏe tốt. Khi pH âm đạo cao (có xu hướng kiềm) thì các vi khuẩn và virus gây bệnh sẽ phát triển, gây viêm nhiễm. Ngược lại nếu pH âm đạo càng thấp (nghĩa là tính axit cao) thì các bào tử nấm dễ dàng phát triển và âm đạo bị nhiễm nấm.

Vùng kín bị viêm nhiễm sẽ có mùi hôi và gây ngứa ngáy, khiến chị em phụ nữ thiếu tự tin, giảm hấp dẫn và nam giới giảm ham muốn khi quan hệ. Nếu tình trạng ẩm ướt kéo dài sẽ gây viêm nhiễm phụ khoa, thậm chí lan rộng vào sâu bên trong gây viêm tử cung, tắc vòi trứng,… ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và khiến phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ.

Do vậy, chị em cần hiểu rằng sự ẩm ướt tại vùng kín chỉ có ích khi quan hệ vợ chồng. Khi đó các tế bào tuyến trong âm đạo sẽ tiết dịch bôi trơn để vùng nhạy cảm không bị đau rát, đồng thời tạo điều kiện cho tinh trùng dễ gặp trứng để thụ thai. Tuy nhiên sau khi quan hệ, cả vợ và chồng đều cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ để giảm nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

Các bác sĩ Sản Phụ Khoa khuyến cáo: Ngoài những lúc quan hệ vợ chồng, hàng ngày chị em cần duy trì vùng kín luôn khô ráo, thoáng sạch để tránh bị viêm nhiễm phụ khoa và đảm bảo sức khỏe sinh sản.

Ngược lại, đối với các trường hợp niêm mạc vùng kín bị khô và thô ráp, cần bổ sung thêm các thành phần có độ dưỡng ẩm vừa phải như: vitamin E, lô hội,… giúp duy trì độ ẩm tự nhiên và giúp niêm mạc mềm mại, tươi nhuận.

Bí quyết duy trì độ ẩm tự nhiên để vùng kín luôn thoáng sạch

Sau đây là lời khuyên để vệ sinh vùng kín thoáng sạch cho chị em:

– Tắm rửa và vệ sinh vùng kín thường xuyên, đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt.

– Chọn đồ lót có chất liệu cotton, tránh mặc quần quá chật, thay quần lót thường xuyên.

– Không dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vì xà phòng có chứa kiềm sẽ làm thay đổi pH, gây mất cân bằng sinh lý âm đạo, khiến vùng kín dễ viêm nhiễm.

– Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.

– Khi lựa chọn dung dịch vệ sinh hàng ngày, chị em nên đọc kỹ thành phần hoặc nhờ thầy thuốc tư vấn.

– Không dùng những sản phẩm chứa hóa chất như kim loại bạc, đồng , kẽm… gây khô rát và tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, dẫn đến mất cân bằng sinh lý vùng nhạy cảm.

– Không chọn sản phẩm vệ sinh chiết xuất từ sữa, có tác dụng giữ ẩm và tạo màng khiến vùng kín luôn ẩm ướt, thành phần có nhiều protein tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển gây bệnh.

– Nên lựa chọn sản phẩm có thành phần từ tự nhiên như muối, lô hội, bạc hà,… an toàn và không gây khô rát, độ dưỡng ẩm vừa phải giúp duy trì độ ẩm tự nhiên của da, làm sạch nhẹ nhàng, khử mùi hôi, ngăn ngừa vi trùng gây viêm nhiễm phụ khoa và bảo vệ sức khỏe sinh sản cho chị em.

PV

Nguồn: giadinh.net.vn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận