[Châm cứu học thuật] Bổ tả trong châm cứu cổ điển

Bổ tả trong châm cứu cổ điển

Bảng bổ tả theo sách ‘châm cứu tụ anh’

Kinh

Huyệt Nguyên

Huyệt Bổ

Huyệt Tả

Phế

Thái Uyên (P.9)

Thái Uyên (P.9)

Xích Trạch (P.5)

Đại Trường

Hợp Cốc (Đtr.4)

Khúc Trì (Đtr.11)

Nhị Gian (Đtr.2)

Vị

Xung Dương (Vi.42)

Giải Khê (Vi.41)

Lệ Đoài (Vi.45)

Tỳ

Thái Bạch (Ty.3)

Đại Đô (Ty.2)

Thương Khâu (Ty.5)

Tâm

Thần Môn (Tm.7)

Thiếu Xung (Tm.9)

Thần Môn (Tm.7)

Tiểu Trường

Uyển Cốt (Ttr.4)

Hậu Khê (Ttr.3)

Tiểu Hải (Ttr.8)

Bàng Quang

Kinh Cốt (Bq.64)

Chí Âm (Bq.67)

Thúc Cốt (Bq.65)

Thận

Thái Khê (Th.3)

Phục Lưu (Th.7)

Dũng Tuyền (Th.1)

Tâm Bào

Đại Lăng (Tb.7)

Trung Xung (Tb.9)

Đại Lăng(Tb.7)

Tam Tiêu

Dương Trì (Ttu.4)

Trung Chử (Ttu.3)

Thiên Tỉnh (Ttu.10)

Đởm

Khâu Khư (Đ.40)

Hiệp Khê (Đ.43)

Dương Phụ (Đ.38)

Can

Thái Xung (C.3)

Khúc Tuyền (C.8)

Hành Gian (C.2)

Biểu đồ bổ tả theo bát cương

BÁT CƯƠNG

CHÂM CỨU

Âm

Châm sâu, lưu kim hoặc rút kim chậm hoặc cứu nhiều, châm ít.

Dương

Châm cạn, không lưu kim, hoặc rút kim nhanh, hoặc châm nhiều cứu ít.

Biểu

Châm cạn, hoặc cứu ít.

Châm sâu hoặc cứu nhiều.

Hàn

Châm sâu, lưu kim hoặc châm ít, cứu nhiều.

Nhiệt

Châm cạn, rút kim nhanh hoặc châm nhiều, cứu ít, hoặc châm ra máu.

Cứu nhiều, châm ít hoặc không châm..

Thực

Châm nhiều, cứu ít hoặc không cứu.

Tại Nhật Bản, Yanagiya Sorei (Liễu-Cốc-Tố-Trinh) có đề ra phương pháp Bổ Tả có cải tiến so với phương pháp Bổ Tả của Kinh Điển như sau:

* Nguyên Tắc:

1- Thực Chứng

· Châm bổ ở đường kinh khắc với đường kinh đang có bệnh thuộc thực chứng để chuyển kinh khí từ đường kinh khắc sang kinh bệnh.

· Nơi kinh bệnh, châm huyệt mang cùng tên với hành tương ứng với đường kinh dùng để khắc để có thể nhận kinh khí từ kinh khắc chuyển sang.

· Tả ở đường kinh con (tử) của đường kinh đang bị bệnh để nhận khí từ kinh bệnh sang kinh con của nó.

· Nơi kinh bệnh, châm ta huyệt cùng mang hành với kinh con của nó để chuyển khinh khí sang.

Thí dụ: đường kinh Phế đang có bệnh thuộc thực chứng.

+ Phế thuộc Kim, khắc Kim là Hỏa, vì thế chọn huyệt của đường kinh Tâm (Hỏa). Châm bổ Hỏa huyệt của kinh Tâm là huyệt Thiếu Xung (Tm.8), để chuyển kinh khí từ Tâm qua Phế. Vì Tâm là Hỏa huyệt, do đó phải chọn huyệt Hỏa của kinh Phế (mang cùng tên hành), tức là bổ huyệt Ngư Tế (P.10), để nhận kinh khí từ Tâm chuyển sang.

+ Phế Kim sinh Thận Thủy, vì vậy chọn huyệt ở kinh Thận. Thận thuộc thủy, vì vậy chọn huyệt Âm Cốc (Thủy huyệt của kinh Thận) để nhận kinh khí từ Phế chuyển sang. Thận thuộc Thủy do đó phải chọn huyệt Thủy của kinh Phêtưcs là huyệt Xích Trạch (P.5), để chuyển kinh khí sang kinh Thận. Các đường kinh khác cũng tương tự như vậy.

2- Hư Chứng

¨ Áp dụng nguyên tắc ‘Hư bổ mẫu’, nơi kinh bệnh, chọn hành sinh ra hành đang bị bệnh để tăng kinh khí.

¨ Bổ hành cùng tên với hành của kinh mẹ của kinh bị bệnh để chuyển kinh khí từ mẹ sang con.

¨ Tả kinh tương khắc với kinh bệnh để kinh khắc với kinh đang bệnh yếu đi không khắc kinh bệnh nữa.

¨ Nơi kinh bệnh, tả huyệt mang tên cùng hành với kinh khắc nó để hỗ trợ việc rút kinh khí của kinh khắc nó đi cho khỏi bị khắc.

Thí dụ: Cũng kinh Phế bị bệnh nhưng ở thể Hư.

+ Tỳ Thổ sinh Phế Kim vì vậy châm bổ huyệt Thái Bạch (Ty.3) là huyệt Thổ của đường kinh Tỳ để chuyển kinh khí từ kinh Mẹ (Tỳ) sang kinh con (Phế).

+ Thổ sinh Kim, nơi kinh bệnh: bổ huyệt Thổ của kinh Phế (cùng tên hành với kinh Mẹ) tức huyệt Thái Uyên (P.9) để nhận kinh khí từ mẹ chuyển sang.

+ Hỏa khắc Kim, vì vậy chọn tả huyệt của kinh Tâm là huyệt Thiếu Phủ (P.8) để Hỏa yếu đi không khắc Kim nữa.

+ Nơi kinh bệnh, chọn huyệt mang tên cùng hành với kinh khắc nó (hỏa) tức là tả huyệt Ngư Tế (P.10) để ứng với kinh đang khắc, hỗ trợ cho kinh đang bệnh mạnh lên, chống lại kinh khắc nó. Các đường kinh khác cũng tương tự như vậy

Biểu đồ huyệt bổ tả theo liễu cốc tố trinh (nhật bản)

Tạng Phủ

THỰC CHỨNG

HƯ CHỨNG

BỔ

TẢ

BỔ

TẢ

Phế

Thiếu Phủ

Ngư Tế

Âm Cốc

Xích Trạch

Thái Uyên

Thái Bạch

Thiếu Phủ

Ngư Tế

Đại Trường

Dương Khê

Dương Cốc

Thông Cốc

Nhị Gian

Khúc Trì

Túc Tam Lý

Dương Cốc

Dương Khê

Vị

Lâm Khấp (Túc)

Hãm Cốc

Thương Dương

Lệ Đoài

Giải Khê

Dương Cốc

Khiếu Âm

Lâm Khấp

Tỳ

Đại Đôn

Ẩn Bạch

Kinh Cừ

Thương Khâu

Đại Đô

Thiếu Phủ

Đại Đôn

Ẩn Bạch

Tâm

Âm Cốc

Thiếu Hải

Thần Môn

Thái Bạch

Thiếu Xung

Đại Đôn

Âm Cốc

Thiếu Hải

Tiểu Trường

Thông Cốc

Tiền Cốc

Túc Tam Lý

Tiểu Hải

Hậu Khê

Lâm Khấp

Tiền Cốc

Thông Cốc

Bàng Quang

Túc Tam Lý

Ủy Trung

Lâm Khấp

Thúc Cốt

Chí Âm

Thương Dương

Túc Tam Lý

Ủy Trung

Thận

Thái Bạch

Thái Khê

Đại Đôn

Dũng Tuyền

Phục Lưu

Kinh Cừ

Thái Bạch

Thái Khê

Tâm Bào

Thông Cốc

Khúc Trạch

Túc Tam Lý

Đại Lăng

Trung Xung

Lâm Khấp

Khúc Trạch

Thông Cốc

Tam Tiêu

Thông Cốc

Dịch Môn

Túc Tam Lý

Thiên Tỉnh

Trung Chử

Lâm Khấp

Dịch Môn

Thông Cốc

Đởm

Thương Dương

Khiếu Âm (Túc)

Dương Cốc

Dương Phụ

Hiệp Khê

Thông Cốc

Khiếu Âm

Thương Df

Can

Kinh Cừ

Trung Phong

Thiếu Phủ

Hành Gian

Khúc Tuyền

Âm Cốc

Kinh Cừ

Trung Phong

Trong khi áp dụng nguyên tắc Bổ Tả, có thể xẩy ra 2 trường hợp sau:

Mẫu Tử Đồng Hư.

Mẫu Tử Đồng Thực.

Trong trường hợp này, cả 2 tạng đều hư hoặc thực, không thể chuyển khí trực tiếp cho nhau, vì vậy phải chuyển khí qua 1 Tạng Phủ khác rồi từ đó mới chuyển đến nơi yêu cầu.

+ Cách nhớ khi chuyển khí:

Theo nguyên tắc: vật cùng tên thì đảy nhau, khác tên thì hợp nhau. Như

vậy: Âm đẩy Âm, Dương đẩy Dương, Âm hợp với Dương và Dương hợp với Âm.

Do đó, trên thực tế, không thể đem (chuyển) khí từ Tạng này sang Tạng khác hoặc từ Phủ này sang Phủ khác, vì tạng thuộc âm, âm với âm sẽ khắc nhau, mà phải đem khí từ 1 tạng sang 1 phủ tức là đưa từ âm sang dương hoặc ngược lại.

Khi chuyển khí từ Tạng sang Phủ hoặc ngược lại, phải chọn huyệt mang cùng tên với hành muốn chuyển.

Thí dụ: Mẫu Tử Đồng Hư.

Phế Kim và Tỳ Thổ đều hư. Tỳ Thổ sinh Phế Kim. Tỳ là mẫu (mẹ), Phế là tử (con). Trường hợp này, muốn bổ Phế Kim, không thể lấy khí từ Tỳ Thổ chuyển sang để bổ cho Phế Kim được (theo nguyên tắc ‘Hư bổ mẫu’) vì Tỳ Thổ cũng ở trạng thái hư như Phế Kim.

Trường hợp này có 2 cách giải quyết:

1- Phải bổ Tỳ Thổ trước, khi Tỳ Thổ mạnh lên rồi, lúc đó mới lấy khí của Tỳ Thổ qua để bổ cho Phế Kim.

2-Phế Kim hư, Tâm Hoả sẽ vượng (vì Hoả khắc Kim). Nhân cơ hội Kim suy, Hoả càng lấn mạnh (tương thừa), vì vậy, phải lấy bớt khí từ Tâm Hoả đem sang Phế Kim. Nhưng khí của Tâm Hoả thuộc âm (tạng thuộc âm), và khí của Phế kim cũng thuộc âm. Âm với âm đẩy nhau, do đó, không thể dẫn khí thẳng từ Tâm Hoả sang Phế Kim được, mà phải chuyển khí của Tâm (tạng) sang Tiểu Trường (phủ – quan hệ Biểu lý với Tâm), bằng cách châm huyệt Lạc của Tâm là huyệt Thông Lý (Tm.5) và bổ huyệt Nguyên của Tiểu Trường là huyệt Uyển Cốt (Ttr.4), theo cách áp dụng Nguyên-Lạc huyệt. Khi đã chuyển khí từ Tâm qua Tiểu Trường rồi, châm hỏa huyệt của Phế (Ngư Tế – P.10) để thu hút khí của Tiểu Trường (Hoả) chạy sang Vị (Thổ) và Đại trường (Kim) qua Phế để bồi bổ cho Phế Kim đang bị hư.

b- Mẫu Tử Đồng Thực

Can Mộc và Tâm Hoả đồng thực. Trên nguyên tắc ‘Thực tả tử’, phải chuyển khí của Can qua Tâm, nhưng ở đây, Tâm Hoả cũng vượng, nên không thể chuyển khí từ Can qua Tâm được. Để giải quyết, có 2 cách:

1- Tả Tâm Hoả trước bằng cách chuyển khí của Tâm Hoả sang Tỳ Thổ theo nguyên tắc ngũ hành tương sinh. Khi Tâm hoả hết vượng rồi, sẽ chuyển khí sang Tâm.

2- Can Mộc vượng thì Tỳ Thổ suy vì Can Mộc khắc Tỳ Thổ, vậy phải chuyển bớt khí của Can Mộc qua Tỳ Thổ. Nhưng khí của Can Mộc thuộc Âm (Tạng thuộc âm), Tỳ cũng là Tạng, thuộc Âm. Âm với Âm đẩy nhau, do đó, không thể chuyển thẳng khí từ Can Mộc sang Tỳ Thổ được. Phải chuyển khí từ Can qua Đởm(Can thuộc tạng = âm, Đởm thuộc phủ = dương) bằng cách tả huyệt Lạc của Can là huyệt Lãi Câu (C.5) và bổ huyệt Nguyên của Đởm là huyệt Khâu Khư (Đ.40), theo nguyên tắc phốii hợp Nguyên – Lạc huyệt. Khi chuyển khí từ Can qua Đởm rồi, châm huyệt Mộc của Tỳ (Ẩn Bạch – Ty.1) để thu hút khí từ Đởm chạy qua Tiểu Trường (Hoả), Vị (Thổ) qua Tỳ để Can bớt vượng và Tỳ bớt suy.

Hoặc có thể giải quyết như sau:

Châm bổ huyệt Mộc của kinh Tỳ [Ẩn Bạch] (để đồng hành Mộc của Can), rồi tả huyệt Lạc của kinh Đởm (Quang Minh – Đ.37) thuộc Dương cho hợp với Tỳ thuộc Âm. Chuyển khí từ Can sang Đởm, như vậy Can khí qua Đởm và từ Đởm qua Tỳ, tránh được Can Tỳ khắc nhau.

Trong việc châm bổ tả, cũng cần nhớ đến yếu tố “Thời” tức là cần biết lúc nào đáng bổ hoặc ta? như thiên “Ly Hợp Chân Tà Luận” ghi: “Khi tà khí từ Lạc mạch đi sâu vào kinh mạch, rồi ở luôn trong huyết mạch, bấy giờ là lúc chính khí và tà khí còn đang tranh nhau, cho nên mạch khí bị bạo động, lúc nổi lúc chìm, lúc đến lúc đi, tà khí vẫn chưa rõ ở một nơi nào nhất định. Lúc biết được tà khí vừa đến, phải “án thời” để châm tà khí, đừng cho nó phát triển. Tuy nhiên không nên châm ta? nhằm lúc tà khí và chính khí đang xung đột với nhau" (TVấn. 27, 16).

Một phương pháp Bổ Ta? khá độc đáo được ghi trong sách “Châm Cứu Đại Thành” của Dương – Kế – Châu, dựa theo cảm giác nóng lạnh, tình trạng bệnh Nhiệt hoặc Hàn mà áp dụng cách châm, gọi là: “Thiêu Sơn Hỏa” và “Thấu Thiên Lương”.

1- Thiêu Sơn Hỏa: còn gọi là châm nóng, châm bổ: 3 tiến 1 lùi. Châm qua da xong, đưa kim xuống bộ Thiên, xoay kim 3-5 lần, từ trái sang phải cho có cảm giác (căng, tức, tê) tiếp tục đưa kim xuống bộ Nhân, cũng xoay kim 3-5 lần, từ trái sang phải cho có cảm giác. Sau đó rút kim ra, gần đến da, dừng một chút rồi rút kim ra, bịt lỗ kim lại.

Cách châm này có tác dụng trừ được hàn (lạnh).

Phương pháp này cũng được dùng để trị hư chứng như trong thiên “Châm Giải ” đã nhắc đến như sau: “Khi nào nhằm trị hư chứng thì dưới kim phải có nhiệt cảm thì sẽ rút kim” (TVấn. 54, 13).

Điểm đặc biệt ở đây là con số lần xoay kim đều dựa theo số lẻ (3, 5) và cách chuyển kim từ trái sang phải tức từ Dương sang Âm. Số lẻ thuộc dương ; do đó, cách châm này mang đặc tính dương và cảm giác ấm, nóng (ấm nóng thuộc dương). Phép châm này tổng hợp các động tác của các loại kích thích: Từ Tật (châm nhanh), Đề tháp (rút kim lên xuống) Cửu thất (theo số 9 hoặc 7), Hô hấp, Khai hạp (đóng, mở).

2- Thấu Thiên Lương : còn gọi là châm lạnh, châm tả, 1 tiến, 3 lùi. Châm qua da, đưa kim xuống ngay bộ Địa (sâu nhất), xoay kim 2-4 lần, từ phải sang trái cho có cảm giác, rút kim về đến độ Nhân, xoay kim 2-4 lần từ phải sang trái cho có cảm giác, rút kim ra gần da, dừng lại một chút rồi rút ra khỏi da, không bịt lỗ kim ngay.

Cách châm này có tác dụng trừ được nhiệt (nóng).

Phương pháp này cũng được dùng trị chứng Thực, như đã được nhắc đến trong thiên “Châm Giải ” (như sau: “Khi nhằm trị Thực chứng thì dưới kim phải có cảm giác mát lạnh thì rút châm” (TVấn. 54, 12).

Điểm đặc biệt ở đây là con số xoay kim, luôn là 2-4, tức là số chẵn (số chẵn thuộc âm), và xoay kim từ phải sang trái (bên phải thuộc âm). Vì thế, phương pháp này mang đặc tính âm, dùng để trị nhiệt chứng, thực chứng rất có hiệu quả. Phương pháp này tổng hợp các động tác kích thích: Từ tật (châm nhanh), Đề tháp (nâng lên, đè xuống), Bát lục (theo số 8 hoặc 6), Hô hấp, Khai Hạp (mở, đóng), Bãi (lay kim).

Cách châm “Thiêu Sơn Hỏa” và “Thấu Thiên Lương” có thể thay đổi ít nhiều tùy thu? thuật, tùy quan điểm của từng người châm nhưng luôn giống nhau ở điểm căn ba?n là 3 tiến 1 lùi và 3 lùi 1 tiến.

Sách ‘Châm Cứu Đại Thành’ cũng còn nêu lên một số phương pháp Bổ Ta? khác như cách châm “Âm Trung Ẩn Dương, Dương Trung Ẩn Âm”, (Âm trong dương, Dương trong âm), Tý Ngọ Đảo Cậu (Giã cối theo Tý Ngọ – chiều xung nghịch nhau), Long Hổ Thăng Giáng (Rồng Cọp lên xuống), Thanh Long Bài Vĩ (Rồng xanh vẫy đuôi), Bạch Hổ Diêu Đầu (Cọp trắng lắc đầu), Thương Quy Thám Huyệt (Rùa xanh dò tìm hang), Xích Phụng Nghênh Nguyên (Phượng đo? nghênh suối).

Tuy nhiên những phương pháp này hiện nay ít được sử dụng, hầu như chỉ để tham khảo thêm thôi.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận