[Châm cứu] Châm cứu chữa tiểu tiện không ngừng (di niệu, đái không tự chủ)

Tiểu tiện không ngừng là chứng bệnh tiểu tiện cả ngày không ngừng cũng không thể tự ngăn được. Chứng này thấy nhiều nhất ở những người lớn tuổi hoặc sau khi bệnh mà thân thể suy nhược, cũng có tên là thoát dương chứng. Chứng này do sắc dục quá độ làm thương thận, thận khí hao tổn, khi nguyên dương suy tổn làm cho bàng quang bị hư hàn, khí hạ nguyên không còn vững, thuỷ dịch không còn bị ràng buộc để rồi chảy xuống tuỳ ý.

Sách Nhân trai trực chi phương viết: “Thận với bàng quang cùng hư, nội khí không còn sung làm cho “phao : (bọng đái) tự hoạt (trơn), hoặc hạ tiêu hư hàn không thể ức chế thuỷ dịch, vì thế nên nước tiểu chảy ra không ngăn được”, hoặc sau cơn bệnh, thân thể bị hư, tinh huyết bị hao tổn, khí hạ nguyên bị hư, thận mất đi chức năng bế tàng, bàng quang mất đi sự ước (ràng buộc), khí hoá của tam tiêu thất thường, như vậy sẽ làm cho tiểu tiện chảy giọt không ngừng. Ngoài ra khí của tỳ phế bị hư cũng có thể đưa đến chứng trên. Đây đúng với câu nói trong kim quỹ yếu lược : “Thượng bị hư thì không thể chế được hạ”. Nói tóm lại, sự phát sinh ra chứng này đa số do ba tạng tỳ, phê, thận mà ra. Riêng ở đây, tôi chỉ trình bày chứng do thận hư suy mà thôi.

TRỊ LIỆU

Chứng trạng : Bệnh này lấy triệu chứng tiểu tiện chảy giọt ra không dứt làm chủ, có thể kèm theo chứng thể suy, sợ lạnh, mệt mỏi đầu choáng váng, lưng đau chân mềm… mạch phần lớn là tế nhược mà trì, lưỡi nhạt.

Phép trị: Ôn bổ thận dương, làm hạ nguyên khí.

Xử phương và phép châm cứu: Trước hết cứu quan nguyên 7 tráng, cứu trung cực 7 tráng, cứu khúc cốt 5 tráng, châm bổ thượng đan điền 3 phân, cứu 1 tráng, bổ bàng quang du, thận du đều 3 phân, cứu đều 1 tráng, cứ theo đó mà trị, đợi sau khí tiểu tiện ngưng tiếp tục dùng phép sau : Cứu thuỷ phân 5 tráng, bổ tiểu trường du 3 phân, cứu 1 tráng.

GHI CHÚ

Trung quản là huyệt hội của phủ, thạch môn là đan điền, trung cực là huyệt mộ của bàng quang, cũng là huyệt hội của túc tam âm và nhâm mạch. Sách Giáp Ất ghi: “Người đàn ông bị thất tinh, lấy trung cực làm chủ”.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận