Táo bón
a- Triệu chứng:
1- Táo bón loại thực: Bụng đầy tức, miệng khát môi khô, đại tiện táo kết, rêu lưỡi vàng, dầy khô có nóng sốt mạch sác.
2- Táo bón loại hư: Bụng không đầy tức, miệng có lúc khô, đái nhiều, lưỡng quyền đỏ: 2, 4 ngày chưa đi ỉa được, thường có bệnh mãn tính khác kèm theo mạch huyền tế sác.
b- Lý:
– Do vj thực nhiệt làm thành thực bí
– Do vị hư, âm huyết khô ráo làm thành hư bí
c- Pháp:
– Trị táo bón loại thực: Điều vị thông tràng
– Trị toá bón loại hư: Tư âm nhuận táo
d- Phương huyệt:
– Trị táo bón loại thực:
1- Khúc trì
2- Hợp cốc
3- Thiên khu
4- Trung quản
5- Nội đình
6- Quan nguyên
7- Bĩ căn
Tất cả đều châm tả, trong số này dùng thường xuyên có 2, 3, 4, 7 còn lại luân lưu dùng xen kẽ.
– Trị táo bón loại hư
1- Hợp cốc (tả)
2- Thiên khu (tả)
3- Phục lưu (bổ)
4- Chiếu hải (bổ)
5- Tam âm giao (bổ)
6- Đại tràng du (tả)
7- Quan nguyên (bổ)
Dùng thường xuyên các huyệt 1, 2, 3, 5 con lại luân lưu xen kẽ.
e- Giải thích cách dùng huyệt: Trong chứng thực, châm tả các huyệt trên để thanh tràng vị thông bị tắc.
Khi châm Thiên khu, Quan nguyên, Bĩ căn cần cho đắc khi đầy đủ mới chóng công hiệu, Bị táo bón cấp, ngày có thể châm 2 lần. Chứng hư cần châm Bổ phục lưu, Chiếu hải, Tam âm giao để tư âm, bổ thận, nhuận táo còn tả Hợp cốc, Thiên khu đại tràng du cho có càm giác chạy về hố chậu trái đang có phân táo bón làm kích thích muốn đi ngoài ngay. Sau khi đi ngoài hết phân táo, nên châm bổ hoặc cứu các huyệt trên càng nhiều càng tốt.
Xoa bóp: Xoa bóp vùng bụng, bấm huyệt, kết hợp ăn rau …