Châm cứu bệnh đường mật

Bệnh tường gặp ở đường dẫn mật là giun chui ống mật, sỏi mật và viêm túi mật. Dấu hiệu lâm sàng là đau dữ dội vùng thượng vị đau có thể xuyên lên vai phải. Giun chui ống mật và sỏi mật có thể dẫn đến viêm túi mật. Trong giun chui ống mật, hiện tượng đau xuất hiện và chấm dứt thường đột, do giun chui lên ống mật và tụt xuống. Trong cơn đau, bệnh nhân cảm thấy như bị “dùi, ép” ở vùng thượng vị phải, kèm theo nôn mửa. Có thể đau ít hoặc nhiều ở phía dưới – phải xương ức, nhưng không co cứng cơ thành bụng.

Trong sỏi mật, nếu viên sỏi nằm trong túi mật, thường chỉ biểu hiện chứng khó tiêu. Nhưng nếu sỏi di chuyển vào ống mật, sẽ diễn ra cơn đau co thắt dữ dội như cơn đau trong giun chui ống mật.

Triệu chứng của viêm túi mật có thể nhẹ hoặc nặng. Thông thường, đau căng tức ở vùng thượng vị và hạ sườn, kèm theo có sốt.

Nếu giun chui ống mật hay sỏi mật xảy ra cùng một lúc, thường có cơn đau cấp tính cao độ, điểm đau rõ rệt ở phía phải bụng trên.

Trường hợp tắc ống dẫn mật có ứ mật, điểm đau rõ rệt ở vùng hạ sườn phải, có thể sờ thấy túi mật giãn to, và có thể bị vàng da do tắc mật.

Điều trị: Chọn huyệt thuộc kinh Vị. Kích thích mạnh.

Chỉ định huyệt:

Giun chui ống mật: Châm xuyên từ huyện Nghinh hương đến huyệt Tứ bạch:

Dương lăng tuyền.

Viêm túi mật: Đởm nang (kỳ huyệt), Chi câu.

Sỏi mật: Đởm du, Túc tam lý.

Huyệt vị theo triệu chứng:

Nôn mửa: Nội quan.

Vàng da: Chí dương.

Đau lưng: Cam du.

Mỗi ngày châm một lần, mỗi đợt điều trị 10 lần. Thường thực hiện hai đợt. Nếu cần, có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận