Cây Tỏi | Vị thuốc đông y

TỎI

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Allium sativum L. Họ: Hành (Alliaceae).

Tên khác: Đại toán, Tỏi ta, Hom kía(Thái), Sluôn(Tày)

Cách trồng: Trồng bằng dò (tép tỏi) tách từ củ. Đất trồng là loại đất thịt nhẹ, tơi, xốp, nhiều mùn là tốt nhất. Bón lót cho mỗi hecta 30 tấn phân chuồng, 500kg supe lân, 80kg sulfat kali. Đất sau khi cày, bừa kỹ, làm sạch cỏ, lên luống cao 20-25cm, rộng 1-1,2m, rạch hàng cách nhau 20cm.Trồng cây cách cây 8-10cm, cắm 2/3 nhánh tỏi xuống đất, rồi phủ lên một lớp đất hoặc tro mỏng. Có thể phủ rơm, rạ lên giữa các rạch để giữ ẩm. Thường xuyên tưới đảm bảo đủ độ ẩm, nhưng tránh úng. Sau khoảng 4-5 tháng là thu hoạch.

Bộ phận dùng và cách bào chế: Củ.Vào mùa thu, đông khi tỏi đã già, đào, nhổ cả cây, cắt bỏ rễ và một phần lá rồi đem phơi khô vỏ, treo nơi thoáng mát.

Tác dụngvà liều dùng: Chữa cảm cúm, ho, đầy trướng bụng, lỵ trực trùng, lỵ a míp, cao huyết áp.

Liều dùng: Uống 6-20g/ngày. Nếu dùng dạng dung dịch 5%-10%.

Bài thuốc ứng dụng:

Bài 1 : Phòng chữa cảm cúm :

Tỏi 10g, Nước 100ml.

Tỏi bóc vỏ cứng, giã nát, vắt lấy nước rồi pha loãng gấp 10 lần với nước sôi để nguội. Lấy nước ấy nhỏ mũi nhiều lần (có thể tẩm vào bông sạch nhét vào mũi). Hoặc lấy tỏi 20g, hành củ 40g. Hai thứ rửa sạch, thái nhỏ, sắc với 2 chén nước thành 1 chén uống trong ngày.

Bài 2 : Chữa trẻ em bụng đầy trướng :

Tỏi 1 củ giã nhỏ bọc trong gạc buộc vào rốn của trẻ ( lưu ý dùng vải đủ độ dày để phòng da trẻ bị bỏng).

Bài 3 : Chữa bị ngộ độc cua:

Tỏi 3-5 củ giã sắc nước uống.

Bài 4 : Chữa chảy máu cam:

Tỏi 3 củ giã nát đắp vào lòng bàn chân, chảy máu mũi bên phải thì đắp lòng bàn chân bên trái và ngược lại.

Bài 5: Chữa chứng bị rụng tóc:

Củ tỏi tươi 30g bóc vỏ, giã nhuyễn hòa nước sền sệt thoa lên đầu rồi dùng lược chải cho thấm vào chân tóc. Mỗi ngày thoa 1 lần và thoa trong 7 ngày liên tục.

Bài 6: Chữa trẻ em hay khóc đêm( Chứng dạ đề):

Tỏi 3 củ nướng chín, tóc rối đốt tồn tính 10g, Hạt bìm bìm 10g, Xác ve sầu( chỉ dùng ½ phần sau) 7 con, Thanh đại 8g. Tất cả tán thành bột mịn, hòa với nước bôi vào rốn trẻ.

Bài 7: Chữa xương, khớp sưng, đau nhức:

Tỏi khô 40g, Hành khô 40g, Ngải cứu tươi 80g, Lá tía tô tươi 80g, Dấm trắng 100ml. Các thuốc như tỏi, hành, ngải cứu, tía tô đem giã nát, vắt lấy nước cho vào dấm, thêm ít bột gạo quấy thành hồ. Đun keo da bò cho tan, đổ vào thuốc nấu thành cao, cất dùng dần. Khi bị bệnh, dùng cao thuốc phết vào vải sạch dán vào vị trí bị bệnh.

Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai không dùng bài thuốc này.

Bài 8: Chữa chứng phù thũng toàn thân:

Cá chép 1 con 200-300g, Củ tỏi 40g bóc vỏ ngoài, Vỏ gừng tươi 20g rửa sạch. Cá chép mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa sạch, cho tỏi và vỏ gừng vào bụng cá rồi nấu cháo với 40g gạo tẻ cho thật nhừ(không được nêm mắm, muối), ăn ngày 1 lần. Nấu ăn 3 lần như trên là sẽ hết phù.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận