MƠ TAM THỂ, NGƯU BÌ ĐỐNG, DÂY THỐI ĐỊT
HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC
Tên khoa học: Paederia tomentosa L. Họ: Cà phê (Rubiaceae).
Tên khác: Mơ lông, Dây thối địt, Dắm chó, Ngưu bì đống, Khau tất ma(Tày), Co tốt ma(Thái).
Cách trồng: Trồng bằng thân cây. Chọn thân bánh tẻ, cắt thành từng đoạn dài 40-50cm, vùi sâu xuống đất 5-7cm, chừa phần trên. Đất trồng tơi xốp, giàu chất mùn, đủ ẩm. Trồng xong tưới ngay.Thời vụ trồng tốt nhất là tháng 2-3. Làm giàn hoặc hàng rào để cây leo.
Bộ phận dùng: Lá tươi.
Thu hái và bào chế: Lá tươi, hái quanh năm.
Công dụng và liều dùng: Chữa lỵ trực trùng, lỵ amip, viêm đau đại tràng.
Liều dùng: 30-50g lá tươi/ngày.
Bài thuốc ứng dụng:
Bài 1: Chữa lỵ trực khuẩn :
Lá mơ tươi 30g, trứng gà 1 quả.
Lá mơ tươi không rửa, chỉ lau sạch, thái thật nhỏ trộn với lòng đỏ trứng gà bọc vào lá chuối đem nướng chín ăn ngày 2 lần (có thể đem xào cho chín ăn cũng được). Dùng liên tục từ 5-9 ngày.
Bài 2: Chữa bệnh kiết lỵ:
Mơ tam thể 20g, Xuyên tâm liên( sao) 10g, Rau má ( sao) 20g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 3: Chữa bệnh viêm gan, xơ gan giai đoạn đầu do ngộ độc rượu, nhiễm các chất độc hóa học:
Lá mơ 8g, Rau má 12g, Cỏ mần chầu(sao vàng), 12g, Cỏ tranh 12g, Cỏ nhọ nồi(phơi khô sao vàng) 12g, Ké đầu ngựa(sao cháy gai) 12g, Cam thảo đất 12g, Hương phụ chế 12g, Vỏ quýt( bỏ xơ trắng) 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý: Kiêng thức ăn chiên xào, dầu mỡ khó tiêu, không ăn thức ăn cay nóng, không uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc.