HẸ, NÉN TÀU, PHI TỬ
HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC
Tên khoa học: Allium odorum L. Họ: Hành (Liliaceae).
Tên khác: Nén tàu, Khởi dương thảo, Phi tử.
Rễ là Cửu thái, Hạt là Cửu tử,
Cách trồng: Trồng bằng củ ở nơi đất tơi xốp, nhiều mùn ẩm tương tự như trồng hành.
Bộ phận dùng: Dò( thân hành), lá và hạt.
Thu hái và bào chế: Lá tươi thu hái quanh năm. Hạt tháng 9-10 khi quả đã già, hái cả cây phơi khô, đập lấy hạt.
Công dụng và liều dùng: Lá, thân hành chữa ho, thổ huyết, chảy máu cam, viêm họng, bế kinh, tiêu hóa kém. Hạt chữa lưng gối nhức mỏi, phụ nữ bị khí hư, nam giới di mộng tinh.
Liều dùng : Lá tươi 20-30g/ngày.
Hạt 6-12g/ngày.
Bài thuốc ứng dụng:
Bài 1 : Chữa chứng đau vùng ngực như dùi đâm, ra mồ hôi dọc cột sống:
Hẹ tươi cả cây, rễ : 30-60g rửa sạch, giã vắt nước uống.
Bài 2 : Đau mạng sườn:
Gốc rễ hẹ 1nắm giã nát xào với dấm. Thuốc đang nóng bọc vào tấm gạc sạch, chườm vào vùng đau, đồng thời lấy lá hẹ 20-30g, giã nát vắt nước uống.
Bài 3 : Chữa ho ở trẻ em có nhiều đờm:
Lá hẹ thái nhỏ 10g, Cánh hoa hồng trắng 10g, Đường phèn 20g.
Tất cả đun cách thuỷ 10 phút rồi gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng riêng lá hẹ tươi đem cắt nhỏ, cho thêm đường phèn, hấp cơm, cho trẻ uống dần trong ngày.
Bài 4: Chữa bầm tím ngoài da do va, dập, chấn thương:
Lá hẹ tươi 50g-100g, đường đỏ10g. Lá hẹ rửa sạch, giã nát, trộn với đường đỏ rồi đắp vào vết thương, mỗi ngày 1 lần. Hoặc dùng rễ hẹ tươi 50g, rửa sạch, giã nát, xào với rượu, đắp vào vết thương ngày 3 lần, mỗi lần 30 phút.
Trong uống bài thuốc sau(Thừa kế LY Dương Văn Én-Củng Sơn, Sơn Hòa):
Hẹ 1 nắm, nhọ nồi(lấy ở chảo gang) 5g, dấm 30ml. Giã hẹ với nhọ nồi cho nát, hòa dấm uống.
Bài 5:Trị côn trùng chui vào tai:
Lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, nhỏ vào tai, côn trùng sẽ tự bò ra.
Bài 6: Chữa di tinh, mộng tinh, phụ nữ ra khí hư :
Lấy 1kg hạt hẹ đun sôi với dấm. Sau đó vớt hạt hẹ ra phơi khô, tán thành bột mịn, trộn đều với mật ong, viên thành viên to bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 viên.
Bài 7: Chữa ra mồ hôi trộm:
Lá hẹ tươi 200g, Thịt rắn 100g. Hai thứ đem hấp chín, cho thêm ít muối vừa đủ, ăn hàng ngày.
Bài 8: Chữa chứng đái dầm ở trẻ em:
Lấy 50g gạo nấu thành cháo rồi giã 25g rễ hẹ tươi vắt lấy nước cho vào cháo, thêm ít đường cho trẻ ăn nóng. Dùng liên tục trong 10 ngày liền.
Bài 9: Chữa trĩ sưng đau:
Lấy một nắm lá hẹ tươi rửa sạch, cho vào nồi đất, lấy lá chuối bịt kín, đun sôi. Sau đó nhấc xuống, chọc một lổ nhỏ trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi đã hết hơi thì đổ nước xông ra chậu và ngâm trực tiếp vùng hậu môn.
Bài 10: Chữa kinh nguyệt không thông, mỗi lần hành kinh, chảy máu miệng, mũi(đão kinh):
Lá hẹ giã nát, vắt lấy nước cốt 50ml, nước tiểu trẻ em(lấy nước tiểu giữa dòng ở trẻ khỏe mạnh) 50ml. Hòa chung, thêm ít nước sôi, uống ấm.
Bài 11: Chữa ngất sau khi đẻ vì mất máu nhiều:
Lá hẹ 250g, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát. Rượu 1 chén đun sôi, đổ chung vào, khuấy đều, uống nóng.