Cây Cứt lợn (cây) | Vị thuốc đông y

CÂY CỨT LỢN, HOA NGŨ SẮC

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Ageratum conyzoides L. Họ: Cúc (Asteraceae).

Tên khác: Cỏ hôi, Bù xích, Hoa ngủ sắc, Cỏ cứt heo, Bạch hoa thảo, Bạch hoa hương thảo.

Cách trồng: Cây này mọc hoang khắp nơi, có trữ lượng lớn nên không trồng.

Bộ phận dùng: Thân lá.

Tác dụng và liều dùng: Cầm máu cho phụ nữ sau sinh và chữa viêm mũi dị ứng. Liều dùng 30g-60g/ngày.

Bài thuốc ứng dụng:

Bài 1: Chữa phụ nữ rong huyết sau khi sinh: Cành lá cỏ hôi tươi 30g-50g rửa sạch, giã nát vắt nước uống ngày 1 lần.Uống liên tục từ 3-4 ngày.

Bài 2: Chữa viêm xoang mũi dị ứng, viêm tai:

Hái cành lá tươi rửa sạch, giả nát vắt lấy nước. Dùng bông sạch thấm nước thuốc nhét vào mũi bên đau. Sau 15-20 phút, rút bông ra, rồi xì nhẹ nhàng cho dịch mủ ra hết. Nếu là tai đau, thì nhỏ nước thuốc vào tai. Ngày bôi hoặc nhỏ thuốc 2- 3 lần. Kết hợp uống thang thuốc sau: Cây cứt lợn 30g, Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 12g, Cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Chữa viêm họng:

Cây cứt lợn 20g, Kim ngân hoa 20g, Rễ rẻ quạt 6g, Cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Chữa sỏi đường tiết niệu:

Cây cứt lợn 20g, Kim tiền thảo 16g, Râu ngô 12g, Mã đề 20g, Cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận