[Bệnh học] Các bệnh phổi nghề nghiệp (chẩn đoán và điều trị)

Nhiều bệnh phổi mạn tính và cấp tính trực tiếp liên quan đến việc hít thở các chất độc hại gặp phải ở nơi làm việc, các rối loạn này do các tác nhân hóa học có thể xếp loại như sau: (1) các bệnh bụi phổi, (2) viêm phổi qúa mẫn, (3) rối loạn đường hô hấp tắc nghẽn, (4) tổn thương phổi do độc, (5) ung thư phổi, (6) các bệnh màng phổi và (7) các rối loạn hỗn hợp.

Các bệnh bụi phổi

Các bệnh bụi phổi là các bệnh phổi gây xơ mạn tính do hít phải các bụi than và các chất trơ, vô cơ hoặc các bụi silicat. Các bệnh bụi phổi do hít các bụi trơ thường là những rối loạn không co triệu chứng với các thâm nhiễm nốt lan tỏa trên phim X quang. Các bệnh bụi phổi quan trọng về mạt lâm sàng gồm bệnh bụi phổi ở các công nhân mổ than, bệnh bụi silic và bệnh bụi amian. Điều trị các bệnh này chỉ là trợ giúp.

Các bệnh bụi phổi của công nhân mỏ than

Trong các bệnh bụi: phổi của công nhân mỏ than, việc các đại thực bào phế nang thực bào các bụi than hít vào dẫn đến việc tạo nên các nốt than, thường đường kính 2 – 5mm xuất hiện trên phim X quang thành những đám mờ nhỏ lan tỏa nhưng đặc biệt có nhiều ở phần trên của phổi. Các bệnh bụi phổi của công nhân mỏ than đơn giản thì thường không có triệu chứng, các bất thường về chức năng phổi không gây ấn tượng lắm, hút thuốc không tăng thêm tổng số bệnh bụi phổi của công nhân mỏ than nhưng có thể có ảnh hưởng bất lợi lên chức năng thông khí. Ở các bệnh bụi phổi của công nhân mỏ than có biến chứng (“xơ phổi khối tiến triểri”) có sự kết khối và co kéo trong các vùng trên của phổi. Hình ảnh X quang và lâm sàng giống như bệnh bụi silic biến chứng, Hội chứng Caplan ít gặp, đặc trưng bởi sự có mặt của các nốt dạng thấp hoại tử (đường kính 1 – 5 cm) ở ngoại vi phổi ở các công nhân mỏ than có viêm khớp dạng thấp.

Bàng. Các bệnh bụi phổi chọn lọc

Bệnh

Tác nhân

Nghề

Các bụi kim loại

Bệnh bụi sắt

Sắt kim loại hay sắt oxid

Khai thác mỏ, hàn, đúc

Bệnh bụi thiếc

Thiếc, oxid thiếc

Việc làm với thiếc, mỏ, nấu chảy

Bệnh bụi barit

Các muối barit

Xưởng làm kính, sản xuất chất dệt côn trùng

Bụi than

Bệnh bụi phổi ở công nhân mỏ than

Bụi than

Mỏ than

Các bụi vô cơ

Bệnh bụi silic

Silic tự do (Silicon dioxid)

Mỏ đá, khai thác đá, cắt đá, đào hầm, phun cát, đồ gốm, đất có nhiều tảo cát

Các bụi silicat

Bệnh bụi amian

Amian

Mỏ chất cách điệu xây dựng, chế tạo tầu thủy

Bệnh bụi talc

Magnesium silicat

Mỏ chất cách điện xây dựng, chế tạo tầu thủy

Bệnh bụi phổi kaolin

Cát, mica, nhôm silicat

Mỏ đất sét, đồ gốm, xi măng

Bệnh Shaver

Bột nhôm

Chế tạo corundum

Bệnh bụi silic

Trong bệnh bụi silic hít thở dài ngày và rộng khắp các hạt silic tự do có đường kính 0,3 – 5/µm sẽ tạo nên các đám mờ tròn, nhỏ (nốt của bệnh bụi silic phổi) ở khắp phổi. Sự vôi hóa ngoại vi của các hạch bạch huyết rốn phổi (vôi hóa “vỏ trứng”) là một dấu hiệu ít gặp gợi rất nhiều đến bệnh bụi silic. Bệnh bụi silic đơn giản thì thường không có triệu chứng và không ảnh hưởng đến chức nẳng phổi khi làm thử nghiệm, trong bệnh bụi silic, biến chứng có những đám kết đặc rộng xuất hiện ở phần trên của phổi kèm theo có khó thở, rối loạn thông khí phổi hạn chế và tắc nghẽn. Viêm phế nang tế bào lympho mạn tính được đồng nhất với bệnh bụi silic. Một báo cáo đã khuyến cáo rằng viêm phế nang này có thể có đáp ứng với corticosteroid. Bệnh lao tăng ở các bệnh nhân có bệnh bụi silic. Mọi bệnh nhân bị bệnh bụi silic cần làm thử nghiệm da với tuberculin. Người có bệnh bụi silic phản ứng tuberculin dương tính cần dược hóa trị liệu phòng ngừa bằng isoniazid.

Bệnh bụi amian

Bệnhibụi amian, xơ kẽ nốt xảy ra ở công nhân và thợ mỏ làm việc yới amian có đặc trưng là khó thở, tiếng lép bép thì hít vào và trong một số trường hợp, ngón tay dùi trống và tím tái. Hình ảnh X quang có xơ kẽ, dầy màng phổi, các mảng vôi (màng phổi) vùng hoành hay thanh ngực bên. Vùng phổi phía dưới thường có tổn thương bệnh nhiều hơn các vùng phía trên. CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt nhất có khả năng giải quyết cao trong chẩn đoán bệnh bụi amian vì nó có khả năng phát hiện xơ của nhu mô và cho thấy được các mảng màng phổi đặc trưng của bệnh. Hút thuốc ở những người làm việc với amian làm tăng chỉ số có những thay đổi ở nhu mô và màng phổi trên phim X quang, nó cũng có thể làm trở ngại cho sự thanh thải các sợi amian ngắn ra khỏi phổi. Thăm dò chức năng có rối loạn chức năng thông khí hạn chế và khả năng khuếch tán giảm.

Bảng. Các nguyên nhân chọn lựa của viêm phổi qúa mẫn

Bệnh

Kháng nguyên

Nguồn

Phổi nông trang viên

Micropolyspora faeni, Thennoactinomyces Vulqaris

Cỏ mốc

“Phổi máy làm ẩm không khí”

Actinomycetes ưa ẩm

Lây nhiễm từ máy làm ẩm, hệ thống sưởi hoặc máy điều hòa không khí

Phổi người nuôi chim (“bệnh người nuôi chim bồ câu”)

Các protein chim

Huyết thanh và chất bài tiết của chim

Bệnh bụi bã mía

Thennoactinomyces saccliari và T vulgaris

Mốc sợi cây mía (bã mía)

Bệnh cây cù tùng

Graphium, Aurcobasidium và các nấm khác

Mốc gỗ đỏ, mùn cưa

Bệnh của người tước vỏ cẩy thích

Cryptostroma (Coniosporium) conicalc

Vỏ hay khúc cây gỗ thích mục nát

Bệnh của người hái nấm

Giống trong phổi nông trang viên

Mốc phân trộn

Bệnh cây bần

Penicillium frequentans

Mốc bụi cây bần

Phổi người làm việc với chất tẩy

Enzym của trực khuẩn Subtilis

Enzym phụ gia

Viêm phổi qúa mẫn

Thuật ngữ “viêm phổi qúa mẫn” (hoặc viêm phế nang dị ứng ngoại lai) biểu thị bệnh phổi dị ứng không gây hen, không phải dị ứng. Viêm phổi qúa mẫn được biểu thị chủ yếu như một bệnh nghề nghiệp ở người có tiếp xúc với các tác nhân hữu cơ đường thở hít dẫn đến bệnh phổi cấp và thường là mạn tính. Các kháng thể trực tiếp chống tác nhân hít phải có thể tìm thấy trong huyết thanh. Bệnh cấp tính được đặc trưng bởi khởi phát đột ngột, khó chịu, ớn lạnh, sốt, ho, khó thở và nôn 4 – 8 giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Nó có thể xảy ra sau khi người bệnh rời công việc hoặc thậm chí về đêm giống như khó thở ban đêm kịch phát. Hai đáy phổi có tiếng lép bép, thở nhanh, nhịp tim nhanh và (đôi khi) có tím tái, Các mật độ hình nốt nhỏ không có nhiều ở đỉnh và nền phổi có thể thấy trên phim X qúang. Xét nghiệm chức năng phổi có rối loạn thông khí hạn chế và khả năng khuếch tán giảm. Xét nghiệm máu có tăng bạch cầu với sự chuyển trái, thiếu oxy máu, có các kháng thể kết tủa chống tác nhân gây bệnh trong huyết thanh. Có thể mua được các mẫu kháng thể viêm phổi qúa mẫn chống các kháng nguyên nấm thường gặp (giá khoảng 100 USD).

Hội chứng viêm phổi qúa mẫn bán cấp đặc trưng bởi khởi phát âm thầm, ho mạn tính và khó thở tăng dần một cách chậm chạp, chán ăn, sụt cân. Suy hô hấp mạn và hình ảnh xơ phổi trên phim X quang có thể xảy ra hoặc không xảy ra sau nhiều lần tiếp xúc lặp đi lập lại với kháng nguyên gây bệnh. Sinh thiết phổi khi mở lồng ngực hay khi soi lồng ngực đôi khi cần phải chẩn đoán. Viêm phổi qúa mẫn cấp đặc trưng bởi các thâm nhiễm kẽ của tế bào lympho và tương bào với các u hạt không bã đậu hóa trong khoảng kẽ và các khoảng khí xơ lan tỏa là tiêu chuẩn của giai đoạn bán cấp và mạn.

Điều trị gồm có xác định được kháng nguyên gây bệnh, tránh tiếp xúc và những trường hợp kéo dài hay cấp tính nặng, uống corticosteroid (prednison 0,5 mg/kg/ngày liều một lần vào buổi sáng, giảm dần đến hết trong 4 – 6 tuần). Một số trường hợp nên đổi nghề.

Các rốí loạn tắc nghẽn đường hô hấp

Các bệnh phổi nghề nghiệp có biểu hiện rối loạn đường hô hấp tắc nghẽn gồm có hen nghề nghiệp, viêm phế quản công nghiệp và bệnh bụi bông.

Hen nghề nghiệp

Khoảng 2 – 5% trường hợp hen có liên quan đến nghề nghiệp. Các tác nhân gây bệnh ở nơi làm việc có nhiều: hạt bụi, bụi gỗ, thuốc lá, phấn hoa, enzym, gôm arabic, thuốc nhuộm tổng hợp, isocyanat (đặc biệt là toluen diisocyanat), colophan (chảy từ chỗ hàn), hóa chất vô cơ (muối kền, bạch kim, và crôm), trimellitic anhydrid, formaldehyd, phthalic anhydrid và nhiều tác nhân dược học. Chẩn đoán hen nghề nghiệp tùy thuộc vào chỉ số nghi ngờ cao, tiền sử, đo dung tích phổi trước và sau khi tiếp xúc với tác nhãn gây bệnh và các đo lường tỷ số dòng đỉnh ở nơi làm việc. Thử nghiệm kích thích trên phế quản (thử nghiệm cận lâm sàng chức năng phổi chứng tỏ có tăng hoạt tính phế quản với các tác nhân kháng nguyên hay tác nhân dược học) hữu ích trong một số trường hợp. Điều trị gồm tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và các thuốc giãn phế quản nhưng các triệu chứng có thể vẫn tòn tại nhiều năm sau khi đã không còn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh ở nơi làm việc.

Viêm phế quán công nghiệp

Viêm phế quản công nghiệp là viêm phế quản mạn tính ở thợ mỏ than và những người tiếp xúc với bụi bông, bụi lanh hay bụi gai dầu. Bệnh tật mạn tính thường không xảy ra đối với viêm phế quản công nghiệp.

Bệnh bụi bông

Bệnh bụi bông là rối loạn kiểu hen ở người công nhân dệt hít phải bụi bông. Sinh bệnh học còn chưa biết. Lồng ngực căng, ho, khó thở ngày càng nặng một cách đặc hiệu vào các ngày thứ hai hoặc ngày trở lại làm việc, các triệu chứng sau giảm đi cuối tuần. Tiếp xúc nhiều lần lặp đi lặp lại với kháng nguyên dẫn đến viêm phế quản mạn tính.

Tổn thương phổi do các chất độc hại

Tổn thướng phổi do các chất độc hại do hít phải các khí kích thích đã được nêu ở bài hít thở khói. Bệnh của người làm việc trong các hầm ủ thực phẩm tươi là phù phổi nhiễm độc không phải do tim cấp tính do hít phải nitrogen dioxid trong các hầm ủ thực phẩm. Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn là biến chứng chậm hay gặp, biến chứng này có thể phòng ngừa bằng điều trị sớm phản ứng cấp bằng corticosteroid. Nếu tiếp xúc rộng rãi với khí độc trong hầm ủ này có thể gây đột tử.

Ung thư phổi

Nhiều chất gây ung thư phổi trong công nghiệp đã được biết gồm amian, khí radon, thạch tín, sắt, crom, kền, khói hắc ín than đá, mực in. Hút thuốc tác động như chất gây ung thư với amian và khí radon cùng gây ung thư phế quản. Amian riêng một mình gây ung thư trung biểu mô ác tính. Hầu hết các typ mô học của ung thư phổi có liên quan với các chất gây ung thư này. Chloromethyl – methyl ether gây một cách đặc hiệu ung thư tế bào nhỏ ở phổi.

Các bệnh màng phổi

Các bệnh nghề nghiệp của màng phổi có thể do tiếp xúc với amian hoặc bột talc. Hít bột talc gây nên các mảng màng phổi giống như các mảng do amian gây ra. Tràn dịch màng phổi do amian lành tính xảy ra trong một số người làm việc có tiếp xúc và có thể gây hỉnh ảnh góc sườn hoành tù mạn tính trên phim X quang.

Các bệnh phổi nghề nghiệp khác

Các tác nhân nghề nghiệp cũng liên quan gây nhiều rối loạn phổi khác. Đó là bệnh bụi beryl, một rối loạn phổi cấp hoặc mạn tính liên quan đến việc tiếp xúc với beryl. Chất này được hấp thu qua phổi hoặc da và lan khắp cơ thể. Bệnh bụi beryl cấp là một viêm khí phế quản loét, độc và viêm phổi hóa chất sau khi tiếp xúc mạnh và nặng yới beryl. Bệnh bụi beryl phổi mạn tính là một viêm phế nang qua trung gian là các tế bào T gây cảm ứng – trợ giúp đặc hiệu với beryl tăng trưởng trong phổi. Công nhân mỏ beryl không bị nguy cơ của bệnh bụi beryl. Tiếp xúc với beryl ngày nay chỉ xảy ra khi làm việc bằng tay hay bằng máy với các sản phẩm của beryl và các hợp chất có chứa beryl. Beryl không còn dùng trong sản xuất đèn huỳnh quang. Trước 1950 nó là một nguồn có thể tiếp xúc.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận