[Châm cứu] Bí quyết cấy chỉ đạt tác dụng cao trong chữa bệnh

Học cấy chỉ khó nhất là về kỹ thuật cấy. Nhiều người đơn giản chỉ xem qua cho là dễ – tự làm không hiệu quả, thậm chí phản tác dụng điều trị; nhưng ngược lại cũng có nhiều người không can đảm thực hành kỹ thuật này. Cấy chỉ có hiệu quả cao là cả một vấn đề khó trong nghệ thuật chữa bệnh. Nhiều người chỉ chú ý xác định vị trí huyệt mà không chú ý tới thủ pháp nên có khi châm đúng huyệt mà bệnh vẫn không khỏi. Phần thực hành của cuốn sách cấy chỉ này giành cho những thầy thuốc châm cứu đã thành thạo tay nghề. Vì vậy phần xác định huyệt chúng tôi không nhắc lại nửa. Khác với châm cứu là khi châm chúng ta có thể chỉnh lại độ nông, sâu, ngoài hướng kim châm theo ý muốn, nhưng với cấy chỉ chúng ta chỉ có thể chỉnh kim khi chưa đẩy chỉ vào huyệt. Chính vì vậy, ngoài việc chẩn đoán, chọn huyệt, phối hợp huyệt và xác định huyệt chính xác chúng ta còn cần phải đưa chỉ vào huyệt một cách chính xác. Muốn như vậy sau khi xác định huyệt chính xác lấy đầu móng tay ấn vào huyệt và hỏi bệnh nhân có cảm giác tê là đúng huyệt. Châm kim vào và đẩy kim theo hướng cần thiết (bổ hoặc tả) hỏi bệnh nhân có cảm giác tê là đúng, nếu như không tê hoặc đau là không đúng huyệt cần chỉnh lại kim rút ra nông hơn hoặc đưa vào sâu hơn. Khi đã chắc chắn đưa kim đúng vị trí chúng ta mới đẩy thông nòng đưa chỉ vào huyệt và rút kim ra. Sau đó tiếp tục làm các huyệt khác cho tới khi xong. Chú ý khi hỏi cảm giác tê của bệnh nhân sau khi châm, bệnh nhân không chỉ có cảm giác tê tại chỗ mà có thể còn lan toả. Nếu có như vậy thì hiệu quả cấy chỉ của huyệt đó sẽ rất cao. Chúng tôi xin giới thiệu một vài ví dụ sau :

Vùng đầu mặt: cấy chỉ đúng những huyệt Toản trúc(VII-2); tinh minh (VII-1); ty trúc không (X-23), bệnh nhân sẽ có cảm giác tê từ huyệt lan tới mắt. Huyệt thính hội (XI-2); ế phong (X-17), cấy chỉ đúng bệnh nhân sẽ có cảm giác tê lan tới trong tai, và mặt. Huyệt thượng tinh (XII-24), thần đình (XIII-24), cấy chỉ đúng tê tới mũi. Khi cấy chỉ những huyệt phần đầu mặt cần phải thật thận trọng vì là vùng rất nhạy cảm và dễ gây đau, gây chảy máu nhiều cho bệnh nhân, góc châm kim thường từ 15-30 độ, độ dài của chỉ là 0,5 -lcm.

Vùng bụng

Trung quản (XIV-12), hạ quản (XIV-10), cấy chỉ đúng có cảm giác tê đến bụng, dạ dày. Huyệt quan nguyên (XIV4) ; khí hải (XIV-6), trung cực (XIV-3), khúc cốt (XIV-2) cấy chỉ đúng bệnh nhân có cảm giác tê tới bụng dưới, bộ phận sinh dục. Như vậy chữa bệnh về sinh dục, dạ dày mới có kết quả

Vùng lưng

Là vùng khó cấy chỉ, khối cơ lưng bệnh nhân dễ co cứng vì sợ. Nhắc bệnh nhân thả lỏng người, thở sâu và đều khi cấy chỉ. Các huyệt đại chuỳ (XIII-14), đào đạo (XIII-13), phong môn (VII- 12), phế du (VII-13), tâm du (VII-15), cấy chỉ đúng bệnh nhân có cảm giác tê vùng trước ngực. Các huyệt mệnh môn (XIII-4), thận du (VII-23), chí thất (VII-52), cấy chỉ đúng có cảm giác tê trước xương chậu.

Vùng tay : cấy chỉ đúng các huyệt: Hợp cốc (II-4) có thể tê lan đến vai, hoặc họng. Khúc trì (11-11), kiên ngung (11-15) tê cả cánh tay.

Vùng chân

Hoàn khiêu (XI-30) cấy chỉ đúng tê lan xuống bàn chân. Phong thị (XI-29), dương lăng tuyền (XI-34), côn lôn (VII-60), huyết hải (IV-10), tê đến bụng dưới. Túc tam lý (111-36) tê đến dạ dày (tả), tê cả cẳng chân (bổ). Nếu sau khi cấy chỉ xong mà bệnh nhân vẫn còn cảm giác tê lan toả như trên thì kết quả huyền diệu không ngờ. Nhưng để có kết quả đó chúng ta phải có quá trình thao tác, học hỏi thường xuyên. Nếu chỉ tê tại chỗ thì kết quả chỉ chậm hơn mà thôi. Để ngày càng có nhiều kinh nghiệm chúng ta nên chú ý khi cấy xong một huyệt thì cần hỏi cảm giác của bệnh nhân. Sau nhiều lần cấy huyệt đó trên các bệnh nhân khác nhau hoặc trên cùng một bệnh nhân và dựa vào kết quả điều trị của mình sẽ tự rút ra kinh nghiệm. Các cụ thường dạy “trăm nghe không bằng thấy, trăm thấy không bằng một làm”. Để thực hành cấy chỉ có kết quả các thầy thuốc châm cứu nên nghiên cứu thực hành chữa trị một vài thể bệnh thường gặp. Khi đã khá thành thạo thì chuyển sang các thể loại bệnh khó hơn. Làm như vậy vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả mà tay nghề lại được nâng cao. Chú ý ở vùng bụng chỉ châm khi bệnh nhân thở ra để tránh mũi kim sâu quá tới ruột. Những vùng gần mạch máu, gân, dây chằng, các huyệt thái uyên (1-9), nội quan (IX-6) khi cấy chỉ phải hết sức thận trọng. Đặc biệt các huyệt tứ bạch (III-2), ế phong (X-17), thượng liêm tuyền (XIV-23), á môn (XIII-15) khi chưa tự tin tuyệt đối không nên cấy chỉ. Với các bệnh nhi dưới 2 tuổi, đặc biệt dưới 1 tuổi, nếu chưa làm thành thạo tuyệt đối không nên cấy chỉ, vì các cháu không nghe hướng dẫn của thầy thuốc mà giãy giụa nhiều. Khi cấy vùng bụng phải có trợ lý giữ chắc phần xương chậu, tay chân và tiến hành cấy chỉ khi bệnh nhân thở ra. Cấy chỉ ở vùng tay, chân của trẻ em phải giữ chặt các khớp (ví dụ : vai, gối, khuỷu tay…) không giữ phần ống xương hoặc nắm bàn tay, bàn chân trẻ vì nếu trẻ dùng sức giãy mạnh có thể sai khớp, gãy xương kiểu cành tươi. Cấy vùng lưng, cột sống trợ lý phải giữ chắc phần xương chậu và hai vai. Để bệnh nhân nằm tư thế ngay ngắn mới có thể xác định huyệt và cấy chỉ chính xác được. Phải hết sức thận trọng với các cháu quá gầy khi cấy chỉ vùng phổi (các du huyệt), nhớ châm khi thở ra. Lúc đầu châm kim nhanh qua da sâu 2mm xong chuyển hướng kim 10-20 độ so với mặt da. Thông thường các cháu chỉ khóc khi cấy chỉ và sau đó 2-10 phút, nhiều cháu ngừng khóc ngay sau khi cấy chỉ. Nếu sau khi cấy chỉ các cháu còn khóc lâu quá 20-30 phút hay có biểu hiện bất thường thì phải kiểm tra lại tìm nguyên nhân để xử trí Bắt buộc phải theo dõi các cháu sau khi cấy chỉ 30 phút, nếu không có điều gì xảy ra mới cho bố mẹ đưa về nhà. Tuy nhiên, từ năm 1982 đến nay bs Oanh tiến hành cấy chỉ rất nhiều bệnh nhân mà chưa gặp một tai biến nào xảy ra ngoài vựng châm ở một số người lớn, thường là thanh niên. Cấy chỉ cho các cháu 3-12 tuổi, cần giải thích cho các cháu trước, làm công tác tư tưởng tranh thủ sự hợp tác của các cháu. Nếu các cháu vui vẻ tự giác không cần giữ, là chúng tôi đã thành công một nửa. Nói các cháu hít vào thở ra sâu theo chỉ đạo của thầy thuốc. Rất nhiều cháu 3-7 tuổi không hề khóc khi cấy chỉ. Dĩ nhiên các cháu câm, điếc hoặc những bệnh nhân về não, ý thức kém không thể giải thích được chúng ta cần phải điều trị bắt buộc. Nhưng nếu chúng ta theo dõi sau các lần điều trị tiếp theo thấy ngoài các tiến bộ thì khác mức độ phản kháng, giãy giụa của bệnh nhân ngày càng ít đi, biết nghe lời hơn tức là chúng ta điều trị có kết quả.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận