[Bệnh học] Bệnh ngộ độc thịt (ngộ độc clostridium botulinum) (chẩn đoán và điều trị)

Độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum ngăn cản sự giải phóng acetylcholin tại điểm nối thần kinh – cơ và các synap của hệ thần kinh tự động. Ngộ độc thịt thường xảy ra sau khi ăn thức ăn đóng hộp bị nhiễm mầm bệnh (nha bào c.botulinum). Cần phải nghĩ đến ngộ độc thịt khi xuất hiện yếu cơ nặng, đột ngột với mức độ yếu dao động ở một bệnh nhân trước đó khỏe mạnh. Triệu chứng khởi phát trong vòng 72 giờ sau khi ăn phải thức ăn có độc tố và có thể tiến triển trong vài ngày.

Lâm sàng điển hình gồm có nhìn đôi, sụp mi, yếu cơ mặt, khó nuốt và nói giọng mũi; sau đó là dấu hiệu khó thở, yếu cơ các chi xuất hiện cuối cùng. Một đặc trưng khác là nhìn mờ (với đồng tử giãn không đáp ứng ánh sáng), có thể có các dấu hiệu khô miệng, táo bón (liệt ruột) và hạ huyết áp tư thế. Cảm giác không bị ảnh hưởng và phản xạ gân xương bình thường trừ khi các cơ bị ảnh hưởng quá yếu.

Khi nghi ngờ ngộ độc thịt cần phải báo cho cơ quan y tế địa phương và gửi một mẫu huyết thanh bệnh nhân cùng với thức ăn nghi nhiễm khuẩn (nếu có thể) tới một cơ sở xét nghiệm để xác định độc tố. Nghiên cứu sinh lý điện cơ với những kích thích lặp lại với tần số cao, có giá trị giúp chẩn đoán khi đáp ứng cơ tăng dẩn về biên độ.

Bệnh nhân cần được nhập viện để sẵn có phương tiện hô hấp hỗ trợ khi cần thiết. Điều trị bằng huyết thanh kháng độc tố sau khi thử phản ứng chứng tỏ không có dị ứng với huyết thanh ngựa. Đôi khi có thể cải thiện triệu chứng nhược cơ bằng guanidin hydrochlorid (25 – 50 mg/kg/ngày chia nhiều lần), thuốc có tác dụng làm tăng giải phóng acetylcholin ở các tận cùng thần kinh. Các thuốc kháng chloninesterase không có tác dụng. Dùng hô hấp hỗ trợ và các điều trị triệu chứng khác khi cần thiết.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận