[Nhi khoa] Bệnh lỵ trực trùng ở trẻ em

Hội chứng lỵ có ba đặc điểm lâm sàng chính: Đau quặn, mót rặn, ỉa phân có máu hoặc nhầy mũi. Căn nguyên phổ biến ở trẻ em là lỵ trực trùng.

Chẩn đoán

Lâm sàng

Trẻ sốt: Nhiệt độ thường giao động từ 3705 – 390C

Có thể có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc thường do S.Flexneri.

Hội chứng lỵ: Đau bụng liên tục và dội lên từng cơn kèm theo bệnh nhi mót đi ngoài, mót rặn và ỉa phân có lẫn nhầy máu hoặc lờ lờ máu cá, 10 – 30 lần/ngày.

Xét nghiệm

Soi phân: Thấy có nhiều bạch cầu, hồng cầu.

Nếu do Amib: Thấy Amib hoạt động thể ăn hồng cầu.

Cấy phân: Phát hiện trực khuẩn Shigella.

Chẩn đoán phân biệt với lồng ruột

Thường ở trẻ bụ bẫm, có khóc từng cơn.

Thăm khám hoặc siêu âm bụng thấy có búi lồng.

Thăm trực tràng có máu theo tay.

Điều trị

Điều trị đặc hiệu

Đối với lỵ trực trùng:

Trimethoprim – Sulfamethoxazole: 48mg/kg/ngày, chia làm 2 lần, uống trong 5 ngày. Nếu bệnh không thuyên giảm (kháng kháng sinh), cho Nalidixic acid 30 – 50mg/kg/ngày, chia 2 lần, uống trong 5 ngày.

Khi có kháng sinh đồ: Cho theo kháng sinh đồ.

Đối với lỵ Amib thể ăn hồng cầu:

Flagyl 30 – 40mg/kg/ngày, chia 2 lần, uống trong 5 ngày.

Bồi phụ nước và điện giải:

Cần được thực hiện như các trường hợp tiêu chảy khác với dung dịch ORS hoặc dịch truyền nếu mất nước điện giải nặng.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận