[Nội khoa] Bệnh học ung thư tuyến giáp

Phân loại

Ung thư tuyến giáp chiếm tỷ lệ 1% trong số những trường hợp tử vong do ung thư, đây là một nhóm bệnh có tiên lượng rất khác nhau, người ta chia ra:

Những ung thư biểu mô tế bào tuyến giáp bao gồm:

Ung thư biệt hoá, tiên lượng tốt nếu điều trị đúng, bệnh dễ xuất hiện khi chiếu xạ ở cổ từ tuổi thiếu niên hoặc nhiễm nguyên tử.

Ung thư không biệt hoá tiên lượng rất xấu.

Những ung thư biểu mô tuỷ, phát triển từ tế bào C của tuyến giáp.

Cá biệt có lymphoma hoặc ung thư nơi khác di căn đến

Ung thư tuyến giáp biệt hoá

Tỷ lệ gặp cao, nhất là ở phụ nữ trẻ, tiên lượng tốt. Đôi khi có khă năng bắt giữ iode, nhưng hiếm khi là u tiết.

K biểu mô nhú (carcinome papillaire):

Chiếm 50% các trường hợp, gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở trẻ em và thanh niên trước 40 tuổi, chiếu xạ vùng cổ là điều kiện thuận lợi gây K biểu mô nhú, K lan rộng theo đường bạch huyết, có khi bệnh được gợi ý ban đầu từ một hạch di căn ở vùng cổ.

Xạ hình u bắt iode kém (vùng “lạnh”).

K biểu mô nang (carcinome folliculaire):

Chiếm dưới 25% các trường hợp, hay gặp ở lứa tuổi 40-60, di căn bằng đường máu

đến xương, phổi, gan.

Xạ hình u có thể bắt iode không đều, điểm di căn cũng có thể bắt giữ iode phóng xạ.

K biểu mô tuỷ (carcinome medullaire):

Hoặc chất đệm dạng bột (struma amyloide), hoặc cận nang (parafolliculaire), chiếm dưới 5% các trường hợp, thường gặp sau 50 tuổi, lan rộng bằng đường máu và đường bạch huyết, có khi phối hợp với các u khác như pheochromocytome (Hội chứng Sipple), có thể có tinh gia đình.

Xạ hình u không bắt iode (vùng lạnh). Chẩn đoán dựa vào định lượng calcitonine huyết tương tăng, định lượng sau kích thích với pentagatrine thấy calcitonine tăng rất nhiều. Kháng nguyên biểu mô phôi (ACE) thường tăng.

Ung thư tuyến giáp không biệt hoá

K biểu mô không biệt hoá, chiếm khoảng 20% các trường hợp, thường xuất hiện sau

50 tuổi, từ một nốt đơn độc lan rất nhanh đến vùng lân cận, gây triệu chứng chèn ép. Diễn tiến nặng nhanh trong vòng vài tháng.

Xạ hình thấy u không bắt iode (nhân lạnh).

Sự phát triển của u bị tác động bởi nồng độ TSH trong máu, U phát triển nhanh khi

TSH tăng và ngược lại.

Chẩn đoán

Triệu chứng gợi ý K giáp:

Phát hiện một nốt ở tuyến giáp thể tích tăng dần, hoặc một nột đã có từ lâu, gần đây chợt tăng thể tích.

Dấu hiệu chèn ép cơ quan lân cận (hội chứng trung thất).

Hạch cổ hoặc thượng đòn lớn dần, chắc, không đau.

Siêu âm giáp giúp phân biệt nang với khối đặc.

Xạ hình giáp: Kết quả tuỳ thuộc loại u, nếu phát hiện nhân “lạnh” cần chọc hút xét nghiệm tế bào học, hoặc sinh thiết xét nghiệm mô học.

Tiên lượng

Tỷ lệ sống còn10 năm khi có điều trị như sau:

80% đối với K biểu mô nhú.

60% đối với K biểu mô nang.

Với K biểu mô không biệt hoá tiên lượng rất xấu.

Điều trị

Phẫu thuật cắt tuyến giáp một bên, khi còn khu trú, hoặc cắt toàn phần, bóc hạch xâm lấn.

Sau phẩu thuật cho thêm iode phóng xạ với liều điều trị và hormone giáp với liều ức chế.

Đối với K giáp không biệt hoá cần phẩu thuật rộng, iode phóng xạ liều cao, có thể xem xét hoá trị liệu tạm thời.

Đối với K biểu mô tuỷ, sau khi phẩu thuật toàn bộ tuyến giáp, định lượng calcitonine giúp phát hiện mô ung thư còn lại chưa được lấy hết.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận