Bé 1 tuổi suy thận nặng, 21 ngày liền sốt cao vì thói quen này của cha mẹ

Một em bé Trung Quốc chưa đầy 1 tuổi phải nhập viện trong tình trạng kiệt sức do sốt cao 21 ngày không giảm và hầu như không thể đi tiểu. Sau khi tìm hiểu, nguyên nhân được xác định chính là do thói quen ăn quá mặn của gia đình.

Cơ thể của trẻ nhỏ không như người lớn, đó là điều mà ai cũng hiểu, nhưng khác ra sao và từ đó cần ứng xử như thế nào thì nhiều người còn chủ quan chưa biết. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ còn chưa thể hiện được rõ mong muốn của mình, người lớn rất dễ áp đặt những quy chuẩn của mình cho con, một cách không phù hợp khiến trẻ phát sinh các bệnh tật không đáng có ví dụ như: Nếu cha mẹ cho trẻ ăn quá mặn, lượng muối thừa sẽ tích lại trong cơ thể bé dẫn đến tình trạng tích nước, gây suy thận, tạo gánh nặng không nhỏ cho tim, giảm khả năng đề kháng…

Em bé chưa đầy 1 tuổi phải nhập viện trong tình trạng kiệt sức do sốt cao 21 ngày không giảm và hầu như không thể đi tiểu mà nguyên nhân là do thói quen ăn quá mặn của gia đình. (Ảnh minh họa)

Mới đây, đã có trường hợp một em bé tên là Bảo Bảo, gần 1 tuổi ở Trung Quốc phải nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục tới 21 ngày không giảm, đồng thời bị bí tiểu nên hầu như không đi tiểu trong những ngày bị ốm.

Không những thế, bé còn bị nôn liên tục, uống thuốc giảm sốt không có tác dụng khiến cho bố mẹ của bé vô cùng sợ hãi và phải đưa con vào viện cấp cứu.

Theo kết quả khám nghiệm của bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Hồ Nam (TQ), bé có hiện tượng bị kiệt sức, gần như nằm thiếp đi trong tình trạng nguy kịch, kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị suy thận nặng khiến gia đình bé khóc òa vì sợ hãi.

Theo ý kiến của bác sĩ trực tiếp khám cho bé Bảo thì trong thời gian gần đây có rất nhiều trẻ em mắc các bệnh về thận, gây nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ.

Nguyên nhân chính được bác sĩ khuyến cáo khẩn thiết chính là do thói quen cho trẻ ăn quá mặn của nhiều gia đình.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tốt nhất chỉ nên được nuôi bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức, trong trường hợp vì lý do nào đó mà cho bé ăn dặm sớm thì không nên nêm muối, nếu có thì không được quá 1g muối/ngày. (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tốt nhất chỉ nên được nuôi bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức, trong trường hợp vì lý do nào đó mà cho bé ăn dặm sớm thì không nên nêm muối, nếu có thì không được quá 1g muối/ngày. (Ảnh minh họa)

Theo bác sỹ và các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tốt nhất chỉ nên được nuôi bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức, trong trường hợp vì lý do nào đó mà cho bé ăn dặm sớm thì không nên nêm muối, nếu có thì nhất thiết không được quá 1g muối mỗi ngày. Khi bé đã bắt đầu ăn dặm và lớn hơn một chút, lượng muối nêm có thể tăng lên nhưng không quá 2g/ngày. (Kể cả người lớn cũng nên nghiêm túc thực hiện việc giới hạn không quá 6g/ngày).

Cũng theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện các chức năng cơ thể, sức khỏe và sự phát triển nên rất dễ bị ảnh hưởng do các tác động từ bên ngoài, bao gồm cả thực phẩm. Chính vì vậy, không chỉ hạn chế muối, người lớn cũng cần hạn chế hay tuyệt đối tránh cho trẻ sơ sinh ăn những món ăn dưới đây:

1. Mật ong

Nhiều mẹ chắc chắn sẽ rất ngỡ ngàng, vì mật ong luôn được coi là loại dược phẩm “gia truyền” rất tốt có thể chữa trị được nhiều bệnh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đối với trẻ trong độ tuổi sơ sinh, hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh các chức năng để có thể đối phó với các bào tử gây ngộ độc. Mật ong có chứa một số bào tử có thể gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ.

2. Sữa bò

Nhiều mẹ còn muốn cho con uống thêm sữa bò để giúp con tăng cân, mau lớn ngoài việc uống sữa mẹ, sữa công thức. Nhưng với bé dưới 1 tuổi, các mẹ tuyệt đối không nên cho con uống.

Hàm lượng protein quá dồi dào trong sữa bò sẽ tăng nguy cơ bị dị ứng ở trẻ, đồng thời có thể làm trẻ bị đầy bụng, khó tiêu và thêm nhiều rắc rối về hệ tiêu hóa khác.

3. Cá nhiều thủy ngân

Các loại cá lớn như cá mập, cá kiếm, cá ngừ đại dương, cá thu lớn, chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thần kinh trí não của trẻ. Vì vậy, mẹ nên tránh cho bé tiếp xúc các loại cá này.

4. Hải sản có vỏ

Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo rằng, trẻ trên 1 tuổi mới có thể ăn các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc, hến,… Bởi đây là loại thực phẩm rất dễ gây dị ứng, đặc biệt là với trẻ dưới 1 tuổi khi hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt.

Nếu trong gia đình có người từng bị dị ứng với hải sản, mẹ nên cẩn thận và hỏi ý kiến bác sỹ trước khi có ý định đưa hải sản có vỏ vào thực đơn dinh dưỡng cho bé.

5. Phô mai

Các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng phômai mềm, bởi trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria rất cao. Nếu cần thiết, các mẹ có thể thay thế phômai mềm bằng phômai cứng và kem phômai, vừa an toàn với trẻ, lại vừa là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.

6. Patê gan động vật

Vi khuẩn listeria có thể ẩn nấp trong loại Pate gan động vật vì thế rất dễ làm bé bị ngộ độc. Ngoài ra, hàm lượng vitamin A quá cao trong patê gan cũng không tốt cho sự phát triển của bé.

Nên tránh cho trẻ dưới 1 tuổi ăn pate bởi pate gồm có cả pate thực vật, chúng có thể chứa vi khuẩn listeria dẫn tới ngộ độc thực phẩm cho trẻ.

7. Trái cây ép

Trong nước ép chứa nhiều đường và mất đi nhiều chất dinh dưỡng khác mà chỉ có trong trái cây nguyên vẹn. Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.

8. Dâu

Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn của gia đình, tuy nhiên lại không phải là thức ăn của các bé. Dâu không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.

Phạm Hậu (th)

Nguồn: giadinh.net.vn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận