[Sản phụ khoa] Bài giảng sinh lý phụ khoa

Nhận định chung

Sinh lý phụ khoa nghiên cứu tất cả những vấn đổ có liên quan đến những thay đổi về tính chất sinh dục và hoạt động sinh dục của người phụ nữ, chủ yếu là những hoạt động của bộ phận sinh dục nữ.

Đây là một phần rất quan trong trong phụ khoa, góp phấn hiểu biết những cơ sở của sự sinh sản và những nguyên nhân của nhiều rối loạn cũng như bệnh tật về phụ khoa.

Có thể tóm tắt những nét sau đây:

Chức năng của bộ phận sinh dục nữ là chức năng sinh sản, tức là chức năng đám bảo sự thụ tinh, sự làm tổ và sự phát triển của trứng trong tử cung.

Toàn bộ những thay đổi của bộ phận sinh dục đều chịu ảnh hướng nội tiết của trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Trục này hoạt động có chu kỳ, biểu hiện bằng kinh nguyệt xảy ra hàng tháng, là dấu hiệu lâm sàng rõ nét nhất.

Những mối liên quan hoạt động giữa các phần cùa bộ phận sinh dục nữ thường được nghiên cứu đối chiếu với kinh nguyệt và cuộc đời hoạt động của người phụ nữ về sinh dục cũng được sắp xếp theo các thời kỳ: trước dậy thì, dậy thì (khi hành kinh lần đầu tiên), thời kỳ hoạt động sinh dục (thời kỳ hành kinh đều dặn) và thời kỳ mãn kinh (thôi không hành kinh) là dựa vào sự hành kinh.

Hoạt động của vùng dưới đồi kích thích hoạt động của tuyến yên. Hoạt động của tuyến yên kích thích hoạt động của buồng trứng. Ngươc trở lại, hoạt động mạnh cùa buồng trứng sẽ ức chế hoạt động của vùng dưới đồi theo cơ chế hồi tác (feed-back).

Vùng dưới đồi

Trung khu sinh dục của vùng dưới đồi nằm trong nền của trung não, phía trên giao thoa thị giác, gồm một nhóm các nhân thần kinh giàu mạch máu, có khả năng tiết hormon. Nhân trên thị chế tiết vasopressin, nhân bên thất chế tiết oxytocin, các chất này được các sợi thần kinh dẫn xuống thuỳ sau của tuyến yên.

Củ xám, nhân bụng giữa, nhân lưng giữa và nhân cung tiết ra các hormon giải phóng. Các hormon này được chuyển xuống thuỳ trước tuyến yên (còn gọi là tuyến yên Luyến) theo một hệ tĩnh mạch gọi là hệ tĩnh mạch gánh của Popa và Fielding. Trong số các hormon giải phóng nói trên có các hormon giải phóng sinh dục, gọi tắt là Gn-RH (Gonadotropin Releasing Hormone).

Năm 1971, Shally đã tổng hợp được LH-RH (LH-Kelcasing Hormone). Đó là một decapeplid có tác dụng kích thích tuyến yên chế tiết LH. Nhưng từ đó đến nay, người ta vẫn chưa tìm được một hormon giai phóng thứ hai, FSH-KH như trong giả thiết đã nêu. Đồng thời, LH-RH cũng lại có tác dụng kích thích tuyến yên chế tiết FSH. Vì thế, trong những năm gần dây, nhiều tác giá đã gọi LH-RH là Gn-RH. Nhưng cũng còn những tác giá khác vẫn giữ tên cũ LH-RH, mặc dầu chất này có cả khả năng kích thích tuyến yên sản sinh ra FSH như đã nói ở trên

Tuyến yên

Tuyến yên nằm trong hố yên, nặng khoảng 0,5 g, có hai thuỳ. Thuỳ trước là một tuyến nội tiết nên còn được gọi là tuyến yên tuyến (adenohypophysis). Thuỳ sau là một mô giống thần kinh, còn được gọi là luyến yên thần kinh (ncurohypophysis), không phải là tuyến nội tiết.

Đứng về phương diện hoạt động sinh dục mà nói, thuỳ trước tuyến yên chế tiết các hormon hướng sinh dục kích thích các tuyến sinh dục, đồng thời chế tiết prolactin kích thích tuyến vú.

Có hai hormon hướng sinh dục, FSH và LH. Cả hai đều là glycoprotein.

FSH (Follicle Stimulating Hormone) kích thích nang noãn của buồng trứng phát triển và trưởng thành (chín).

LH ( Luteinizing Hormone) kích Ihích nang noãn trưởng thành phóng noãn, kích thích hình thành hoàng thể và kích thích hoàng thể chế tiết. Như vậy LH của loài người làm cả nhiệm vụ của LTH (Luteotrophic Honnone) của một số loại gặm nhấm.

Prolactin là một hormon protein kích thích tuyến vú tiết sữa.

FSH và LH có các đường cong chế tiết trong chu kỳ kinh gần như song song với nhau và có đỉnh cao vào trước phóng noãn một ngày. Tuy nhiên, đinh FSH không cao đột ngột như đỉnh LH, cũng không tăng nhiều như đỉnh LH. Vào trước ngày phóng noãn, đỉnh LH có khi đạt trị số gấp tới 5 – 10 lần so với trước đó. Vào nửa sau của vòng kinh, trị số của FSH hơi thấp hơn so với vào nửa đầu của vòng kinh.

LH như đã nói, vài ngày trước phóng noãn có thể tăng nhanh đột ngột, đạt đỉnh cao trước phóng noãn 1 ngày, sau đổ lại giảm nhanh, xuống mức như trước khi phóng noãn

Buồng trứng

Buồng trứng là tuyến sinh dục nữ, thường có 2 buồng trứng, nặng 8 – 15 g. Có hai chức năng: chức năng ngoại tiết tạo noãn chín và chức năng nội tiết tạo các hormon sinh dục.

Buồng trứng có rất nhiều nang noãn. Số lượng các nang noãn này giảm rất nhanh theo thời gian. Khi còn là thai nhi với tuổi 20 tuần, hai bên buồng trứng có 1,5 – 2 triệu nang noãn nguyên thuỷ. Nhưng khi em bé gái ra đời, số lượng các nang noãn này đã giảm xuống rất nhiều, chỉ còn chừng 200.000 – 300.000, nghĩa là giảm đi khoảng 10 lần trong thời gian 20 tuần. Vào tuổi dậy thì, số lượng nang noãn chỉ còn 20.000 – 30.000. Tuy tốc độ giảm có chậm hơn, nhưng cũng là một vấn đề đáng suy nghĩ về số phận và khả năng của những nang noãn còn lại. Sự giảm số lượng các nang noãn là do các nang noãn bị thoái triển teo đi. Nhưng các nang còn lại cũng trên đà thoái triển, mặc dầu chậm chạp, từ từ hơn. Nếu những noãn nằm trong các nang này được thụ tinh muôn thì cái phôi được hình thành có thể có khả năng bị đe doạ về phát triển.

Buồng trứng không có khả năng sản sinh những nang noãn mới, khác với tinh hoàn có khả năng sản sinh tinh trùng mới và tinh trùng luôn luôn trẻ.

Hoạt động sinh sản

Nang noãn nguyên thuỷ có đường kính 0,05 mm. Dưới tác dụng của FSH, nang noãn lớn lên, chín. Nang noãn chín còn gọi là nang Graal, có đường kính 1,5 – 2cm. Noãn chứa trong nang này cũng chín và chịu tác dụng phân bào. Noãn chín có đường kính 0,1 mm (100 micromet)

Trong mỗi vòng kinh thường chỉ có một nang noãn phát triển để trở thành nang Graaf. Đó là nang nhạy nhất trong vòng kinh ấy. Nang này phát triển từ một nang đã đang phát triển do đang từ cuối vòng kinh trước, chứ không phái từ một nang nguyên thuỷ như những lý thuyết cũ đã nêu.

Nang noãn chín là môt nang có hốc (nang rỗng) có các thành phần:

Vỏ nang ngoài làm bởi các sợi liên kết, thực sự chi có tác dụng bọc lấy nang.

Vỏ nang trong có nhiều mạch máu, là một tuyến nội tiết, có khả năng chế tiết estrogen.

Màng tế bào hạt có tới 10 – 15 lớp tế bào hạt.

Noãn trưởng thành đã phân bào giảm số và có 22 nhiễm sắc thể thân và một nhiễm sắc thể giới X.

Hốc nang chứa dịch nang (liquor folliculi) trong có estron.

Dưói tác dụng cúa LH, nang noãn càng chín nhanh, lồi ra phần ngoại vi của buồng trứng rồi vỡ, phóng noãn ra ngoài. Đó là hiện tượng phóng noãn.

Cũng dưới tác dụng của LH, phần còn lại của nang noãn tại buồng trứng dần dần biến thành hoàng thể. Vào cuối vòng kinh, khi LH tụt xuống trong máu, hoàng thể teo di, để lại sẹo trắng, gọi là vật trắng hay bạch thể.

Hoạt động nội tiết

Các tế bào hạt và những tế hào của vỏ nang trong chế tiết ra 3 hormon chính: estrogen, progesteron và androgen. Các hormon này là hormon sinh dục, có nhân steran nên còn được gọi là steroid sinh dục.

Vỏ nang trong chế tiết estrogen.

Các tế bào hạt của hoàng thể chế tiết progesteron.

Các tế bào của rốn buồng trứng chế tiết androgen (hormon nam).

Nang noãn có thể coi là mỗi đơn vị hoạt động của buồng trứng cá về phưcmg diện sinh sản, cả về phương diện nội tiết. Thật vậy, nang noãn chín có khả năng phóng ra một noãn chín để thụ tinh được. Các hormon của nang noãn và của hoàng thể đủ để làm thay đổi niêm mạc tử cung giúp cho trứng làm tố, và nếu như người phụ nữ không thụ thai thì cũng đủ gây đươc kinh nguyệt.

Tác dụng của các hormon sinh dục nữ

Estrogen

Gọi là estrogen vì dây là những chất gây động dục (estrus) cho chuột cái đã bị cắt bỏ hai buồng trứng. Buồng trứng chế tiết estrogen dưới sự kích thích của LH kết hợp với FSH. Cũng vì lượng FSH và LH thay đổi có chu kỳ nên lượng estrogen cũng thay đổi có chu kỳ.

Có 3 loại estrogcn chính của buồng trứng là estradiol, estron và estriol. Đối vơi niêm mạc tử cung, estradiol có tác dụng mạnh gấp 8 -10 lần so với estron. Estriol rất ít có tác dụng lên niêm mạc tử cung.

Trong vòng kinh, estrogen có hai đỉnh cao, một ở vào trước ngày phóng noãn do sự tăng chế tiết cực đại của nang noãn chín. Người ta thấy rằng sự tăng cao này của estrogen đã dẫn đến đỉnh cao của LH vào trước phóng noãn 1 ngày. Đó là do estrogcn đã làm tăng nhạy cảm của tuyến yên đối với LH-KH của vùng dưới đồi nên tuyến yên đã tăng tiết LH nhanh chóng.

Đỉnh cao thứ hai của estrogen xẩy ra sau ngày phóng noãn khoảng một tuần, vào thời điểm hoạt động mạnh nhất của hoàng thể.

Tác dụng cụ thể của estrogcn như sau:

Đối với cơ tử cung:

Làm phát triển các sợi cơ tử cung, làm tăng độ lớn, độ dài và số lượng các sợi cơ. Từ đó làm tử cung to ra.

Làm tăng nhạy cảm của cơ tử cung đối vơi oxytocin. Vì thế estrogen được coi là nhân tố dễ gây sẩy thai.

Đi với niêm mạc tử cung:

Kích thích phân bào, tăng sinh niêm mạc tử cung, được coi là một hormon sinh ung thư niêm mạc tử cung, gây ung thư rõ rệt nhất trong tất cả các loại hormon hiện biết.

Vì nồng độ estrogen trong máu dao động có chu kỳ nên sự phát triển của niêm mạc tử cung cũng thay đổi theo trong vòng kinh, dẫn đến quá trình phát triển, bong rụng và chảy máu kinh nguyệt có chu kỳ. Nếu có thêm vai trò cộng đồng của progestcron, sự diễn biến bằng kinh nguyệt lại càng rõ nét.

Đi với c tử cung:

Kích thích chế tiết chất nhầy cổ từ cung, làm chất nhầy tăng nhiều, trong và loãng, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng thâm nhập lên đường sinh dục trên của người phụ nữ.

Song song với việc tãng tiết chất nhầy, lỗ cổ tử cung mở rộng, tạo điều kiện cho tinh trùng thâm nhập.

Đối với âm đạo:

Làm phát triển biểu mô âm đạo, làm dầy thành âm đạo thông qua tác dụng duy trì, làm chậm bong các tế bào của biểu mô âm đạo. Ở những người kém hoạt động của buồng trứng như ở người mãn kinh lâu năm, người đã bị cắt bỏ hai buồng trứng, do thiếu trầm trọng estrogen, âm đạo sẽ bị teo mỏng, dễ chảy máu khi va chạm.

Làm biểu mô âm đạo chứa glycogen. Vì thế khi bôi lugol vào âm đạo sẽ có màu nâu thẫm do iod của lugol đã tác dụng lên glyeogen. Nếu thiếu estrogen, âm đạo sẽ không bắt màu nâu thẫm mà chỉ nhuỏm mầu vàng nhạt của lugol.

Làm môi trường âm đạo toan tính do glycogen của biểu mô đã được trực khuẩn Doderlein vốn có trong âm đạo biến thành acid lactic, khiến pH của âm đạo chỉ còn 4,5 – 5,5. Đây là khả năng tự bảo vệ tích cực của âm dạo chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, ở những người có hoạt động kém của buồng trứng, khả năng chống viêm của âm đạo cũng kém.

Đối với âm hộ:

Làm phát triển môi lớn và môi nhỏ của âm hộ. Người thiếu estrogen, các môi lớn, môi nhỏ sẽ kém phát triển và âm hộ sẽ bị hé mở. Đây là trường hợp của các em bé gái còn nhỏ tuổi và của các cụ bà mãn kinh đã lâu năm.

Làm phát triển các tuyến của âm hộ như tuyến Bartholin, tuyến Skene, kích thích các tuyến này chế tiết chất nhờn.

Đi với vú:

Làm phát triển các tuyến sữa của vú và mô đệm của vú, khiến vú nở nang. Kết hợp với tác dụng của progesteron, sự phát triển của vú càng đầy đủ.

Các tác dụng khác:

Giữ nước, giữ natri, gây phù.

Kích thích đòi hỏi tình dục.

Lăm cũng các dây thanh âm khiến tiếng nối có âm sắc cao

Giúp giữ canxi ở xương, góp phần cấu tạo xương được tốt. Những người thiếu estrogcn trầm trọng, mãn kinh lâu năm dễ bị loãng xương.

Progesteron

Progesteron được hoàng thể chế tiết trong nửa sau của vòng kinh. Tuy vậy, đường cong của progestcron trong máu bắt đầu từ 1 ngày trước phóng noãn do có sự hoàng thể hóa sớm của nang noãn chín, dưới tác dụng của nồng độ cao LH.

Đối với cơ tử cung:

Làm mềm cơ tử cung. Làm giảm nhạy cảm của cơ tử cung dối với oxytocin. Từ dó cổ tác dụng giữ thai và còn đirơc goi là honnon trơ thai.

Cộng đồng với estrogen làm tăng phất triển cơ tử cung về cả số lượng các sợi cơ, độ dài, độ lớn của các sợi cơ. Vì thế, khi có thai, dưới tác dụng của nồng dô estrogen và progesteron cao trong máu, cơ từ cung phát triển mạnh mẽ, có khá năng chứa được thai phát triển nhanh trong tử cung.

Đi với niêm mạc tử cung:

Làm teo niêm mạc tử cung. Là một hormon duy nhất cho tới nay có khá năng điều trị ung thư niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, trên thực tế người ta chỉ sử dụng progestin (tất cả các chất có tác dụng giống progesteron) để điều trị di căn của các loại ung thư này ở những nơi của cơ thể mà các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật và tia xạ không giái quyết được hoặc dùng để điều trị triệu chứng dành cho các bệnh nhân ung thư niêm mạc tử cung không có chỉ định mổ.

Cộng đồng với estrogen và nhất là sau khi đã được chuẩn bị trước bằng estrogen, làm niêm mạc tử cung chế tiết. Sự chế tiết này liên quan chặt chẽ với khả năng làm tổ của niêm mạc tử cung.

Đối với cổ tử cung:

Đối kháng với estrogen, ức chế chế tiết chất nhầy của các tuyến trong ống cổ tử cung, khiến lượng chất nhầy ít đi, chất nhầy trở thành đục và đặc, cổ tử cung đóng lại, ngăn cản sự thâm nhập của tinh trùng lên đường sinh dục trên của người phụ nữ. Vì thế có thể sử dụng làm thuốc tránh thai.

Đi với âm đạo:

Đối kháng với estrogen, làm bong sớm cấc tế bào biểu mô âm đạo, nguyên nhân gián tiếp gây teo niêm mạc tử cung, làm giảm khả năng tự bảo vệ chống viêm của âm đạo. Người sử dụng progestin kéo dài liều cao, người có thai dễ bị viêm âm đạo hơn người bình thường.

Đối với vú:

Làm phát triến các ống dẫn sữa.

Hình như có khá năng làm giảm phát triển các mô liên kết của vú và có khả năng điều trị những u xơ tuyến vú ở giai đoạn sớm.

Cộng đồng tác dụng estrogen làm vú phát triển toàn diện.

Proecsteron liều cao làm giảm phát triển tuyến vú.

Các tác dụng khác:

Có tác dụng lợi niệu, giảm phù.

Chất chuyến hoá pregnandiol của progesteron làm tăng nhiệt độ cơ thể từ 0,3°c dcn 0,5°c, trung bình là 0,4°c. Được áp dụng trong chẩn đoán phóng noãn dựa vào sự có mật của giai đoạn nhiệt độ tăng.

Chu kỳ sinh dục ở phụ nữ

Trên súc vật gặm nhấm thí nghiệm, người ta thấy trung khu sinh dục tại vùng dưới đồi có hai khu vực: khu vực trước hoạt động có chu kỳ và khu vực sau hoạt động không có chu kỳ. Ở động vật cái, khu vực trước hoạt động và khu vực sau không hoạt động. Do đó ở động vật cái, hoạt động sinh dục có chu kỳ. Ở động vật đực, khu vực trước không hoạt động và khu vực sau có hoạt động, nên hoạt động sinh dục đã không có chu kỳ.

Ở người phụ nữ hoạt động sinh dục cùng có chu kỳ, nhưng nhiều tác giả nghĩ rằng nguyên nhân hoạt động có chu kỳ của người phụ nữ là do có cơ chế hồi tác (feed-back).

Chu kỳ sinh dục của ngưòri phụ nữ có độ dài trung hình là 28 ngày, dao động từ 22 đến 35 ngày cùng được coi là bình thường. Mỗi chu kỳ được mở đầu bằng ngày bắt đầu hành kinh và kết thúc bằng ngày bắt đầu của kỳ hành kinh sau. Vì thế chu kỳ sinh dục còn được gọi là chu kỳ kinh hay vòng kinh.

Mở đầu của mỗi chu kỳ, Gn-RH của vùng dưới đồi kích thích tuyến yên chế tiết các honnon hướng sinh dục. FSH của tuyến yên kích thích nang noãn của buồng trứng phát triển. Cộng với tác dụng của LH, nang noãn này chế tiết estrogen. Khi estrogen đạt tới một mức độ nhất định sẽ tác động ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên làm tăng tiết LH, dẫn đến phóng noãn và hình thành hoàng thể.

Khi estrogen và progesleron của hoàng thể đạt đỉnh cao sẽ ức chế vùng dưới đồi. Hormon giải phóng Gn-kH giảm xuống. Tuyến yên ngừng tiết các honnon hướng sinh dục. Hoàng thể teo đi, các hormon của hoàng thể giảm xuống làm bong niêm mạc tử cung dẫn đến kinh nguyệt.

Khi các hormon sinh dục estrogen và progestcron giảm thì vùng dưới đồi không bị ức chế nữa và bắt đầu chế tiết lại Gn-RH, mở đầu mỗi chu kỳ mới, một vòng kinh mới. Đây là đường hối tác dài.

Sự hành kinh đều đặn là điều chứng tỏ cơ chế hối tác đã được thực hiện tốt do các tuyến nội tiết như tuyến yên, buồng trứng đều hoạt động. Chế tiết tốt, dù nồng độ hormon ức chế vùng dưới đồi và vùng dưới đồi cũng đã hoạt động tốt một khi không bị ức chế ngược. Nói một cách khác, một người phụ nữ có kinh nguyệt đều là có nhiều khả năng có hoạt động bình thường của trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng, nghĩa là có phóng noãn, có khả năng sinh sản.

Kinh nguyệt

Cơ chế của kinh nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột estrogen và progcsteron trong cơ thể.

Nếu là vòng kinh không phóng noãn, chỉ có estrogen thì sự tụt đột ngột cùa estrogcn cũng đủ gây kinh nguyệt.

Nếu là vòng kinh có phóng noãn, có hoàng thể, thì sự tụt đột ngột của cả estrogen và progesteron là cần thiết để dẫn đến kinh nguyệt.

Về cơ chế kinh nguyệt, giả thuyết tụt đơn thuần progesteron đã bị bác bỏ vì một mình progesteron không làm phất triển niêm mạc tử cung và khi tụt cũng không làm bong niêm mạc tử cung.

Theo công trình nghiên cứu của Markee tiến hành năm 1939 bằng cách ghép mảnh niêm mạc tử cung vào tiền phòng mắt khỉ cái, rút ra kết luận: estrogen làm phát triến các tiểu động mạch xoắn ốc của lớp nông niêm mạc tử cung. Khi estrogen tụt thì các tiểu động mạch này co giãn và kết thúc bằng giãn cực độ, dẫn tới vỡ thành mạch và chảy máu kinh nguyệt.

Theo công trình nghiên cứu của Shleeel, vào cuối vòng kinh, dươi tác dụng của progesteron kết hợp với estrogen, xuất hiện những xoang tiếp nối (shunt) động-tĩnh mạch. Khi estrogen và progesteron tụt thì máu dồn mạnh từ tiểu động mạch vào tiểu tĩnh mạch làm vỡ xoang tĩnh mạch và gây chảy máu kinh.

Nhiều tác giả nêu nguyên nhân hoại tử và bong niêm mạc tử cung là do các mạch máu bị co thắt gây thiếu máu.

Tất cả các giả thuyết nêu trên đều có giá trị và các hiện tượng xảy ra ở phạm vi niêm mạc tử cung là hỗn hợp, đa dạng và ở các mức độ khác nhau. Chỉ có một điều người ta còn băn khoăn về cơ chế của chảy máu kitih nguyệt cho là do hậu quả của sự tụt các hormon sinh dục nữ. Đó là trong thực hành điều trị dùng estrogen, đôi khi cũng xảy ra chảy máu. Trong trường hợp này, estrogen không tụt mà lại tăng lên.

Tính chất của kinh nguyệt

Niêm mạc tử cung bong không đều tại các vùng khác nhau trong tử cung, có nơi bong rồi, có nơi đang bong và có nơi chưa bong. Chính vì thế đợt hành kinh léo dài 3 – 5 ngày. Nếu niêm mạc tử cung bong nhanh, gọn như trường hợp nạo niêm mạc tử cung bằng dụng cụ thì việc hành kinh có lẽ chỉ xẩy ra trong vài giờ.

Từ lâu người ta đã có nhận xét thấy niêm mạc tử cung bong đến đâu thì tái tạo ngay đến đấy. Người ta chưa giải thích cơ chế cùa hiện tượng tái tạo này là do đâu, trong khi các hormon sinh dục chưa tăng.

Trong những vòng kinh không phóng noãn, niêm mạc tử cung chỉ chịu tác dụng cùa estrogen, sẽ không có các xoang tiếp nối động-tĩnh mạch mà chỉ vỡ các tiểu động mạch xoắn ốc theo cơ chế của Markee, nên máu kinh là máu động mạch đỏ tươi.

Trong những vòng kinh có phóng noãn, máu kinh thường thẫm màu, ngả về nâu. Phải chăng đây là máu chảy từ các xoang tĩnh mạch vỡ của các tiếp nối động-tĩnh mạch đã được hình thành dưới tác dụng của estrogen phối hợp với progesteron theo cơ chế của Schlegel ?

Tuy gọi là máu kinh nhưng không phải chỉ là máu đơn thuần mà là một hỗn dịch máu không đông trong chứa cả chất nhầy của tử cung, của cổ tử cung, của vòi trứng, những mảnh niêm mạc tử cung, những tế bào bong của âm đạo.

Máu kinh chứa các chất protein, các chất men và các progstaglandin. Thông thường những cục máu trong âm đạo không chứa sợi huyết mà chỉ là những tích tụ hồng cầu trong chất nhầy. Có hiện tượng tiêu sợi huyết mạnh và tiêu protein mạnh xảy ra trong buồng tử cung và ở chất nhầy cổ tử cung. Những sản phẩm giáng hoá của sinh sợi huyết và của sợi huyết cũng là những nhân tố chống đông máu rất có hiệu quả.

Theo nhiều tác giá, cục huyết khi hình thành trong buồng tử cung, lập tức sợi huyết bị tiêu ngay. Prostacyclin chứa nhiều trong máu kinh cũng có tác dụng lên mạch máu và tác dụng kháng tiểu cầu. Vì thế trong khi hành kinh, tác dụng tiêu sợi huyết và tiêu protein liên tục có mặt làm cho những chất liệu thải qua máu kinh đã bị hoá lỏng và máu kinh cũng không đông trong suốt thời gian hành kinh.

Máu kinh có mùi hơi nồng, không tanh như máu chảy do các nguyên nhân khác.

Chu kỳ kinh có thể thay dổi giữa người này với người khác nhưng ít thay đổi ở cùng một người và trong tuổi hoạt động sinh dục.

Lượng máu mất trong mỗi kỳ kinh thay đổi theo tuổi, ở lứa 50 tuổi lượng máu kinh nhiều hơn so với lứa tuổi 15. Nói chung, người ta coi lượng máu kinh bình thường vào quãng 60 – 80 ml. Lượng máu kinh thường nhiều vào những ngày giữa của kỳ kinh. Không có mối liên quan giữa độ dài của kỳ kinh và lượng máu kinh. Lượng máu kinh có thể khác nhau nhiều, gấp tới 4 lần giữa người này và người khác, nhưng không khác nhau bao nhiêu giữa các kỳ kinh của mỗi người.

Đặc điểm chung của kinh nguyệt

Về chu kỳ kinh, thời gian hành kinh (kỳ kinh), lượng máu kinh, ngoài ảnh hưởng của thay đổi nội tiết sinh dục còn phụ thuộc vào tình trạng và sự trá lời cùa niêm mạc tứ cung. Nếu niêm mạc tử cung có tổn thưomg như viêm, u xơ tử cung khiến các vùng không trả lời đồng đều với các hormon sinh dục, sẽ xảy ra hiện tượng phát triển không đều và bong không đều của niêm mạc, dẫn tới kinh kéo dài và kinh ra nhiều máu.

Nói chung, kinh nguyệt là tấm gương phản ảnh tình hình hoạt động nội tiết của trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng và tình trạng của niêm mạc tử cung, đồng thời cũng là thước đo quá trình diễn biến hoạt động sinh dục của người phụ nữ.

Các thời kỳ hoạt động sinh dục của người phụ nữ

Đứng về hoạt động sinh dục, cuộc đời người phụ nữ có thể chia lam ba thời kỳ dựa vào sự diễn biến của kinh nguyệt

Thời kỳ tr em (trước dậy thì)

Vùng dưới đồi chế tiết ít Gn-RH. Tuyến yên cũng chế tiết ít hormon hướng sinh dục. nhưng cả hormon giải phóng, cả hormon hướng sinh dục được dần dần tăng tiết khiến buồng trứng cũng dần dần tăng tiết estrogcn. Progesteron hầu như không được chế tiết vì các nang noãn của buồng trứng chưa chín, chưa có phóng noãn, chưa có hoàng thể.

Dần dần xuất hiện các dấu hiệu sinh dục phụ của phụ nữ như vú hơi nhô ra, lông mu bắt đầu mọc lưa thưa khi gần sát vào tuổi dậy thì.

Cơ thể cũng phát triển dưới tác dụng song song của các hormon tăng trưởng và các hormon sinh dục.

Tuy nhiên, vì hoạt động nội tiết của buồng trứng còn chưa đủ để làm thay đổi đáng kể niêm mạc tử cung nên chưa đủ dẫn đến kinh nguyệt. Người thiếu nữ chưa hành kinh.

Dậy thì

Khi vùng dưới đồi chín muồi, chế tiết đầy đủ hormon giải phóng Gn-RH để kích thích đầy đủ tuyến yên chế tiết các hormon hướng sinh dục và cuối cùng buồng trứng cũng chế tiết đầy đủ các hormon sinh dục nữ làm thay đổi rõ rệt niêm mạc tứ cung dẫn đến kinh nguyệt, người thiếu nữ hành kinh lần đầu tiên và bước vào tuổi dậy thì.

Nói một cách khác, tuổi dậy thì về sinh dục được đánh dấu bằng kỳ hành kinh đầu tiên. Song song với sự dậy thì về sinh dục, có sự dậy thì chung của toàn cơ thể.

Tuổi dậy thì trung bình vào khoảng 13 -16 tuổi. Ở một số nước, tuổi dậy thì có xu hướng sớm hơn, 11- 12 tuổi.

Các dấu hiệu sinh dục phụ của người phụ nữ xuất hiện rõ nét như vú nở nang, lông mu phát triển, lông nách bắt đầu mọc, tiếng nói thanh do dây thanh âm căng hơn. Lông nách xuất hiện sau lông mu khoảng hai năm.

Thời kỳ hoạt động sinh dục

Tiếp theo tuổi dậy thì là thời kỳ hoạt động sinh dục, kéo dài đến khi mãn kinh. Trong thời kỳ này, người phụ nữ thường hành kinh đều đặn, tỉ lệ vòng kinh có phóng noãn tăng lên do hoạt động nội tiết của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng đã được hoàn chỉnh. Người phụ nữ có thể thụ thai được.

Trong thời kỳ này, các tính chất sinh dục phụ cũng như toàn cơ thể của người phụ nữ vẫn tiếp tục phát triển đến mức tối đa. Thời kỳ hoạt động sinh dục kéo dài 30 – 35 năm.

Thời kỳ mãn kinh

Mãn kinh là tình trạng thôi không hành kinh của người phụ nữ. Nếu nói một thiếu nữ chưa hành kinh là do vùng dưới đồi hoạt động chưa chín muồi, thì một người phụ nữ thôi không hành kinh ở tuổi mãn kinh là do buồng trứng đã suy kiệt, đã quá giảm nhạy cảm trước sự kích thích của các hormon hướng sinh dục, nên không còn chế tiết đủ honnon sinh dục.

Tuổi mãn kinh trung bình là 45 – 50 tuổi. Theo một số điều tra cơ bản, tuổi mãn kinh trùng bình của người Việt Nam là 47 ± 3 tuổi.

Kể từ khi mãn kinh, người phụ nữ không còn khá năng có thai nữa.

Người ta còn phân ra các giai đoạn trước mãn kinh (tiền mãn kinh) và sau mãn kinh (hậu mãn kinh). Các giai đoạn này thường kéo dài một hai năm. Nhưng có khi rất dài, tới mười nãm đối với giai đoạn tiền mãn kinh và cũng có khi rất ngắn, chỉ một vài tháng, thậm chí không có biểu hiện lâm sàng của tiền màn kinh mà chuyển ngay sang thời kỳ mãn kinh.

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, người phụ nữ hành kinh dễ có những biểu hiện bất thường. Vòng kinh có thể dài, cũng có thể ngắn. Lượng máu kinh có thể nhiều lên, cũng có thể ít đi. Nếu vòng kinh ngắn và lượng kinh nhiều thì tiên lượng có thể giai đoạn này sẽ kéo dài. Nếu vòng kinh dài (kinh thưa) và lượng kinh ít thì hy vọng sắp mãn kinh thực sự. Những vòng kinh trong giai đoạn tiền mãn kinh thường không phóng noãn và khả năng sinh sản của người phụ nữ giảm hẳn.

Giai đoạn hậu mãn kinh thường được tính là hai nãm. Trong giai đoạn này, nếu người phụ nữ không hành kinh lần nào nữa thì có thể coi là đã mãn kinh hẳn và người phụ nữ bước vào thời kỳ cao tuổi, tuổi già, chấm dứt hẳn cuộc đời hoạt động sinh dục (đẻ, nuôi con), nói cho đúng hơn, chấm dứt cuốc đời hoạt động sinh sản.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận