[Sản phụ khoa] Bài giảng giác hút sản khoa

Nhận định chung

Giác hút sản khoa là một dụng cụ thông dụng trong sản khoa. Năm 1848 Sỉmpson đã sáng tạo ra một dụng cụ kiểu giác hút ngày nay dựa trên nguyên tắc dùng lực hút chân không tác động lên ngôi thai để kéo thai ra ngoài trong những trường hợp thai không sô được. Dụng cụ có nhiêu nhược điểm, có thể gây tai biến cho thai nhi nên không được sử dụng rộng rãi. Năm 1954 Malmstrom đã cải tiến dụng cụ cho hoàn chỉnh, từ đó được sử dụng rộng rãi hơn.

Tên gọi thông dụng theo quốc tế: vacuum extractor. Hiện nay có hai loại hay được sử dụng:

Giác hút bơm tay.

Giác hút bơm điện.

Trên thế giới việc đánh giá lợi ích và tác dụng của giác hút có nhiều điểm khác nhau, nên tình hình sử dụng cũng khác nhau. Ớ Bắc Mỹ giác hút ít được sử dụng vì người ta cho rằng tỉ lệ sang chấn trẻ sơ sinh còn rất cao. Trái lại, ở châu Âu thì lại được sử dụng phổ biến, thậm chí có khi còn quá lạm dụng. Ở Việt Nam, việc sử dụng giác hút sản khoa cũng có nơi rất phổ biến, có nơi thì lại rất hạn chế.

Tuy đánh giá về giác hút không giống nhau ở các nước, nhưng tất cả các tác giả đều công nhận rằng đây không phải là một thủ thuật vô hại. Tai biến xuất huyết nội sọ hay tổn thương não có thể xuất hiện tức thời hay nhiều ngày sau đẻ bằng giác hút. Những di chứng tâm thần, vận động có thể nhiều năm sau mói biểu hiện. Sau Malmstrom đã có hai cải tiến quan trọng nhằm đơn giản hoá việc sử dụng. Bird đã thay đổi cấu trúc của nắp và gần đây là sự thay thế bằng nắp plastic mềm.

Mô tả dụng cụ

Giác hút bơm điện hay bơm tay đều là một hệ thống hút kín bao gồm có hai phần:

Bộ phận tạo áp lực chân không

Bơm ngược chiều để hút khí ra. Bơm tay thì giống như bơm xe đạp, còn bơm điện thì dùng động cơ điện để hút không khí ra.

Bình thuỷ tinh có thể tích từ 650 – 1000ml.

Nút lọ bằng cao su có thể điều chỉnh không khí vào hay ra theo ý muốn.

Áp kế âm nối với bình thuỷ tinh qua nút cao su. Áp kế âm ghi sẵn từ 0 – 1 kg/cm2.

Vít áp lực để giữ được áp lực âm.

Bộ phận kéo

Dây cao su nối liền bình không khí với dây xích.

Các loại nắp kim loại để chụp ngôi thai vói nhiều kích cỡ khác nhau: số 4,5 và 6 với các đường kính tuơng ứng là 40, 50 và 60mm. Bề sâu của nắp là 15mm.

Dây xích dài 50 – 60cm, một đầu có gắn mảnh kim loại tròn áp chặt vào đáy nắp, một đầu gắn với tay cầm. Dây xích được luồn trong một dây cao su.

Tay cầm hình chữ thập rỗng ở trong, trong đó có luồn một cái đinh để xuyên qua một mắt của dây xích giúp cho giữ chắc khi kéo. Tay cầm được nối liền với bìn^i thuỷ tinh bởi dây cao su.

Tác dụng của giác hút

Hiện nay tác dụng duy nhất của giác hút sản khoa là kéo. Nhờ có áp suất âm năp kim loại sẽ bám chặt lây đâu thai nhi tạo ra một bướu huyết thanh trên nền xương sọ cứng do vậy có thê kéo được thai nhi ra ngoài trong những trường hợp sản phụ rặn không sô. Ta có thê tính được lực bám dính theo công thức sau đây:

F = P.π.R2

Với F là trị số của lực bám dính tính bằng kgF p là trị số áp suất chân không trong hệ thống tính bằng kg/cm2.

Π = 3,1416.

R là bán lánh của nắp giác hút tính bằng cm.

Lực bám dính này có trị số bằng với trị số của lực kéo tối đa cho phép trên lý thuyết cùng phương nhưng ngược chiều. Khi lực kéo vượt qua trị số này sẽ làm bật nắp giác hút.

Một điểm cần chú ý là khi kéo phải kéo theo phương thẳng góc với nắp giác hút. Nếu phương này bị nghiêng đi một góc alpha thì khả năng bật nắp giác hút tỉ lệ thuận với độ lớn của góc nằy.

Điều kiện

Phải hết sức tôn trọng và nắm vững điều kiện của giác hút. Đó là vấn đề then chốt của sự thành công và ít đưa đến sang chấn cho thai nhi: khung chậu và thai nhi phải tương xứng, nghĩa là thai có thể lọt và sổ được.

Cổ tử cung phải mở hết.

Mẹ còn sức rặn.

Thai còn sống.

Ngôi chỏm.

Ngôi đã lọt trung bình hoặc lọt thấp.

Ối đã vỡ.

Cơn co tử cung phải tốt.

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định về phía mẹ

Mẹ rặn lâu không chuyển.

Mẹ rặn yếu cho chuyển dạ kéo dài.

Tầng sinh môn rắn làm cho thai nhi không sô được.

Mẹ mắc các bệnh nội khoa ở mức độ nhẹ: hô hấp, tim mạch, nhiễm độc thai nghén.

Chỉ định về phía thai

Suy thai, tim thai nhanh trên 160 lần/phút.

Các kiểu thế sau, ngang không quay tốt. Vì giác hút ưu điểm hơn forcefs là không làm tăng đường kính số.

Chống chỉ định

Về phía mẹ:

Mẹ bị mắc các bệnh toàn thân nặng như suy tim, tiền sản giật, sản giật, tăng huyết áp.

Doạ vỡ tử cung.

Sẹo mổ cũ ở tử cung.

Khung chậu bất thường, khung chậu hẹp eo giữa, eo dưới.

Cổ tử cung chưa mở hết.

Về phía thai:

Thai non tháng, thai suy dinh dưỡng, thai kém phát triển trong buồng tử cung.

Suy thai cấp.

Các ngôi thai bất thường.

Ngôi thai chưa lọt.

Thai dị dạng, đặc biệt là não úng thuỷ.

Bướu huyết thanh to.

Kỹ thuật giác hút

Chuẩn bị

Chuẩn bị như chuẩn bị làm forcefs.

Về phía mẹ:

Vệ sinh: thông đái, thụt tháo phân, sát khuẩn âm hộ.

Chuân bị tư tưởng cho thai phụ để cho thai phụ phối hợp rặn khi kéo thai nhi. + Hồi sức thai nhi nếu cần.

Về phía thai:

Nghe lại tim thai.

Chuẩn bị các phương tiện để hồi sức sơ sinh nếu cần thiết.

Dụng cụ:

Kiểm tra lại các bộ phận của giác hút và dụng cụ cần thiết để đón thai.

Thầy thuốc và người phụ:

Thăm khám lại toàn bộ thai phụ, kiểm tra lại ngôi thế, kiểu thế, độ lọt và các điều kiện.

Rửa tay, mặc áo đi găng, đội mũ và khẩu trang.

Kỹ thuật

Thì 1: Đặt nắp

Ngón cái và ngón trỏ tay trái banh môi lớn âm hộ, tay phải cầm nghiêng nắp lách vào âm đạo đặt trên nền xương của ngôi thai, nên đặt tránh các thóp và đường khớp, lý tưởng nhất là đặt vào xương chấm.

Chọn cỡ nắp cho thích hợp, nên đặt nắp có kích cỡ to nhất có thể được.

Thì 2: Bơm và kéo

Bơm: hút từ từ và theo dõi trên áp kế cho đến -0,2kg/cm2 sau đó kiểm tra lại xem nắp giác hút có hút vào cố tử cung hay không, tiếp tục hút cho đến khi áp suất âm đạt đến -0,7-0,8kg/cm2 trong thời gian 3-5 phút.

Kéo: kéo thẳng góc với ngôi thai, luôn luôn giữ cho nắp giác hút không bị hở, kéo đều tay và chỉ kéo bằng lực của cang tay, kéo theo trục của ống đẻ, kéo trong cơn co tử cung và kết hợp vói sức rặn của sản phụ.

Thì 3: Kéo cho đến khi ngôi thai lách qua được hai bướu đỉnh của âm hộ thì mở

từ từ vít áp lực để cho không khí vào trong bình thuỷ tinh, sau đó tháo từ từ nắp giác hút ra và đỡ đẻ như bình thường. Sau khi sổ rau cần kiếm tra lại thành âm đạo, cỗ tử cung, tầng sinh môn. Khám sơ sinh cần thăm khám kỹ vị trí đặt nắp giác hút.

Tai biến

Gồm các tai biến gàn và di chứng xa, các tai biến cho mẹ và cho con.

Tai biến cho mẹ ít hơn so với forcefs

Vỡ tử cung và rách cỗ tử cung hiếm gặp.

Rách âm đạo và tầng sinh môn.

Bí đái: có thể thấy do tổn thương vùng cổ bàng quang.

Tai biến cho con không nặng nề như trong trường hợp forcefs

Trầy da đầu và khối máu tụ dưới da đầu thường gặp. Đa số các trường hợp tự khỏi sau 3-5 ngày.

Xuất huyết dưới màng xương hiếm gặp hơn.

Xuất huyết não, màng não cũng có thể gặp và tần số gặp khác nhau tuỳ theo nghiên cứu của từng tác giả.

Tỷ lệ tai biến cho con tăng lên rõ rệt trong các trường hợp bật nắp giác hút, áp lực âm quá lón, hay thời gian thực hiện thủ thuật kéo dài.

Ưu điểm và nhược điểm của giác hút

Ưu điểm

Không cần gây mê.

Tôn trọng được sinh lý của cuộc chuyển dạ (cơn co và cơn rặn).

Thủ thuật đơn giản và nhẹ nhàng.

Có thể áp dụng được rộng rãi.

Nên tôn trọng các điều kiện và chỉ định thì rất ít tai biến.

Nhược điểm

Chỉ định hạn chế.

Đối với mẹ: không thể áp dụng cho các trường hợp mẹ bị bệnh lý.

Đối với thai nhi: chỉ làm được đối với trường hợp ngôi chỏm, trong một số trường hợp nhất định còn có thể gây nhiều thương tổn cho thai nhi.

Kết luận

Giác hút không thể thay thế được cho mổ lấy thai cũng như cho forcefs. Mỗ lấy thai, forcefs hay giác hút đều có những chỉ định riêng. Rất nhiều trường hợp giác hút không có chỉ định chính vì quyền lợi của mẹ cũng như của con.

Cần phải tôn trọng triệt để các điều kiện và các chỉ định, chống chỉ định.

Tuyệt đối không phải vì giác hút dễ dàng mà ta lạm dụng, dễ gây nhiều tai biến cho mẹ và cho con.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận