[Nội khoa] Bài giảng bệnh học suy tim

Định nghĩa

Suy tim là tim không thể duy trì một cung lượng đầy đủ đáp ứng nhu cầu chuyển hoá của cơ thể. Đây là một hội chứng, không phải một bệnh.

Cần phân biệt hai thể suy tim:

Suy tim tâm thu: tim mất khả năng co bóp bình thường để tống máu.

Suy tim tâm trương: tim mất khả năng thư giãn hoặc giảm độ đàn hồi để đổ đầy thất bình thường.

Nguyên nhân: thường do tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh van tim…Ngoài ra còn do: tim bẩm sinh, bệnh cơ tim ( giãn nở, phì đại, hạn chế), bệnh lý màng ngoài tim, tâm phế mạn, cường giáp, thiếu máu, dò động tĩnh mạch, beri-beri…

Các yếu tố thúc đẩy suy tim

Không tuân thủ chế độ ăn, thuốc.

Thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu.

Huyết áp tăng cao.

Rối loạn nhịp tim.

Nhiễm trùng: thường do viêm phổi, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng…

Độc tố (rượu, doxorubicin).

Dùng thuốc giữ muối hoặc giảm sức co bóp cơ tim ( ức chế (, đối kháng calci, chống viêm không suy timeroid…).

Thuyên tắc phổi.

Tình trạng cung lượng cao ( có thai, cường giáp, thiếu máu…).

Sự tiến triển của bệnh lý kết hợp ( thận, phổi, tuyến giáp …).

Chẩn đoán

Xác định suy tim hoặc rối loạn chức năng thất không triệu chứng cơ năng.

Loại suy tim (tâm thu hoặc tâm trương…).

Nguyên nhân suy tim.

Tìm các yếu tố thúc đẩy suy tim.

Xác định tiên lượng

Triệu chứng lâm sàng

Cơ năng:

Khó thở khi gắng sức, khó thở phải ngồi, kèm ho.

Mệt và yếu sức.

Tiểu đêm giai đoạn sớm và thiểu niiệu khi suy tim nặng.

Phù.

Đánh trống ngực, hồi hộp (do rối loạn nhịp).

Đau thăt ngực hoặc đau ngực không điển hình.

Thực thể:

Mạch cảnh đập mạnh? Tĩnh mạch cổ phồng?phản hồi gan – tĩnh mạch cổ (+).

Vị trí mõm tim, nhịp tim, các tiếng tim và âm thổi.

Ran phổi, tràn dịch màng phổi.

Mạch xen kẽ? huyết áp tăng hoặc thấp, có kèm thay đổi tư thế ?.

Phù, gan to, cổ chướng.

Cận lâm sàng

X quang ngực:

Bóng tim to.

Tăng áp tĩnh mạch phổi (do suy thất trái, hẹp 2 lá, COPD..), giãn động mạch phổi.

Phù mô kẽ phổi, phù phổi phế nang, tràn dịch màng phổi.

Điện tâm đồ: nhịp, sóng Q, thay đổi suy tim-T, phì đại thất – nhĩ.

Xét nghiệm:

Huyết đồ: thiếu máu làm nặng suy tim.

Điện giải đồ: (tăng Natri là yếu tố tiên lượng xấu; hoặc tăng kali …).

Đường huyết; cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, triglyceride.

Chức năng thận: bun, creatinine huyết.

Chức năng gan khi áp lực thất phải tăng và sung huyết gan mãn.

Albumin máu thấp làm phù nặng hơn.

T3, T4, TSH ở Bn > 65tuổi, có rung nhĩ hoặc gợi ý cường giáp hoặc suy tim chưa rõ nguyên nhân.

Siêu âm tim qua thành ngực: đánh giá chức năng tâm thu, tâm trương, bệnh lý van…

Các xét nghiệm thăm dò khác:

Thông tim – Chụp động mạch vành.

Nghiệm pháp gắng sức.

BNP ( B – type Natriuretic Peptide) , Cytokines.

Độ suy tim của Hội Tim mạch New York (NYHA)

Độ I: không hạn chế, vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hoặc hồi hộp.

Độ II: hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi, vận động thể lực thông thường làm mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực.

Độ III: hạn chế nhiều vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi, nhưng vận động thể lực nhẹ cũng làm mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực.

Độ IV: mất khả năng vận động thể lực, triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra cả khi nghỉ, vận động dù nhẹ đều làm tăng triệu chứng.

Điều trị suy tim

Các bước điều trị suy tim

Điều trị nguyên nhân.

Loại trừ các yếu tố làm nặng.

Điều trị suy tim.

Các biện pháp chung

Biện pháp giúp giảm nguy cơ tổn thương tim: ngưng thuốc lá, giảm cân ở người béo; kiểm soát huyết áp, lipid, tiểu đường; ngưng rượu…

Biện pháp cân bằng dịch: hạn chế muối (<2g/ngày), cần cân mỗi ngày để phát hiện sớm thừa dịch; hạn chế nước uống (< 1,5 L/ngày).

Biện pháp cải thiện thể lực: tập luyện vừa phải, không cần hạn chế vận động.

Các biện pháp theo từng bệnh nhân:

Kiểm soát tần số thất ở bệnh nhân rung nhĩ , nhịp nhanh trên thất.

Kháng đông ở bệnh nhân rung nhĩ hoặc có tiền sử thuyên tắc.

Tái lưu thông động mạch vành ở bệnh nhân có cơn đau thắt ngực.

Nên tránh các thuốc ảnh hưởng co bóp cơ tim hoặc giữ muối:

Thuốc chống loạn nhịp nếu bệnh nhân loạn nhịp không triệu chứng.

Ưc chế calci.

Kháng viêm không suy timeroid.

Các biện pháp khác:

Chủng ngừa cúm và phế cầu.

Theo dõi sát bệnh nhân ngoại trú.

Điều trị suy tim tâm thu

Ức chế men chuyển:

Khởi đầu liều thấp và tăng dần.

Captopril: 6,25 -> 12,5mg x 3lần/ngày; liều đích 50mg x 3.

Enalapril: 2,5mg/ngày; đích 10mg x 2.

Lisinopril: 2,5mg/ngày, đích 20 – 40mg/ngày.

Theo dõi BUN, Creatinin, kali máu, huyết áp.

Lợi tiểu:

Dùng khi có dấu hiệu ứ dịch

Thiazide (suy tim nhẹ): hydrochlorothiazide 25 – 100mg/ngày.

Furosemide (suy tim vừa và nặng): 20-80mg, uống hoặc tĩnh mạch.

Lợi tiểu giữ kali: Amiloride, Triamterene.

Digoxin:

Nếu còn triệu chứng sau dùng ức chế men chuyển và lợi tiểu, rung nhĩ.

Liều duy trì: 0, 0625 – 0,25mg/ngày.

Giảm liều ở người già, nhẹ cân, suy thận

Có thể dùng ức chế thụ thể Angiotensin II khi ho nhiều do ức chế men chuyển.

Ức chế beta:

Suy thất trái ổn định với digoxin, ức chế men chuyển và lợi tiểu.

Khởi đầu liều rầt thấp và tăng liều chậm.

Carvedilol: 3,125mg x 2lần/ngày x 2 tuần.

Metoprolol: 12,5 – 50 mg/ngày.

Bisoprolol: 1,25mg/ngày x 1 tuần ( 2,5mg/ngày x 1 tuần…

Kháng Aldosterone:

Suy tim nặng đã điều trị với digoxin, ức chế men chuyển,lợi tiểu và ức chế beta.

Liều 12,5 – 200mg/ngày.

Hydralazine và Nitrate:

Dùng ở BN không dung nạp ức chế men chuyển hoặc suy thận.

Hydralazine: 10 – 25mg x 3lần/ngày; liều đích 75mg x 3.

Isosorbide dinitrate 10mg x 3lần/ngày; liều đích 120mg/ngày

Hoặc Isosorbide mononitrate 40 – 80 mg/ngày

Thuốc chống loạn nhịp:

Tùy tình huống lâm sàng.

Thuốc kháng đông: chỉ dùng khi rung nhĩ có huyết khối hoặc tiền căn lấp mạch não do huyết khối.

Điều trị suy tim tâm trương

Bước 1: lợi tiểu.

Bước 2: ức chế beta hoặc ức chế men chuyển.

Bước 3: ức chế calci.

Chú ý khi dùng thuốc điều trị suy tim tâm trương:

Khởi đầu liều thấp.

Tránh dùng lợi tiểu liều cao.

Tránh giảm tiền tải quá độ.

Phối hợp thuốc.

Thận trọng khi sử dụng thuốc tăng co bóp:

Không dùng Digoxin trong suy tim tâm trương đơn thuần trừ rung nhĩ.

Dopamine, Amrinone có thể có ích trong điều trị suy tim tâm trương đợt cấp, nặng và ngắn; không ích lợi trong điều trị lâu dài.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận