Chỉ định và chống chỉ định của châm cứu

Châm cứu là 1 phương pháp điều trị không dùng thuốc của Y học cổ truyền có hiệu quả cao trong điều trị nhiều bệnh khác nhau. Châm cứu được chỉ định rộng rãi để chữa nhiều bệnh chứng khác nhau trong nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản phụ khoa, lão khoa… Nhưng chúng ta cần phân biệt: Châm – Cứu

– Châm là dùng kim châm vào huyệt

– Cứu là dùng sức nóng của ngải cháy để hơ hoặc cứu trên huyệt để gây kích thích tới sự phản ứng của cơ thể nhằm mục đích phòng và chữa bệnh.

Trên lâm sàng, tùy thuộc theo tình trạng bệnh người ta cso thể dùng đơn thuần phép châm hoặc cứu hoặc kết hợp cả 2 phương pháp để nâng cao hiệu quả điều trị.

1. Chỉ định của châm cứu:

– Bệnh lý của hệ thần kinh: nhức đầu, mất ngủ, co giật, đau hoặc liệt các dây thần kinh ngoại biên, và các trường hợp liệt…

– Bệnh lý của hệ tuần hoàn: rối loạn nhịp tim cơ năng, tăng huyết áp, rối loạn vận mạch chi…

– Bệnh lý hô hấp: ho, hen phế quản nhẹ và vừa, khó thở…

– Bệnh lý của hệ tiết niệu – sinh dục: bí đái, đái dầm, đái không tự chủ, di tinh, liệt dương, rối loạn kinh nguyệt…

– Bệnh lý ngũ quan: ù điếc tai, viêm mũi dị ứng, viêm đau mắt đỏ…

– Viêm tuyến vú, tắc tia sữa…

– Các bệnh sương khớp: đau lưng, đau thần kinh hông to, ..

2. Chống chỉ định:

– Các trường hợp bệnh lý thuộc diện cấp cứu.

– Người có sức khỏe, thiếu máu, người có tiền sử hoặc mắc bệnh tim, phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh.

– Cơ thể ở trạng thái không thuận lợi như: vừa lao động xong, mệt mỏi, đói…

– Một số huyệt không có chỉ định châm hoặc cấm châm sâu như Phong phủ, nhũ căn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận