[Trường phái Châm cứu] Túc châm trong châm cứu

TÚC CHÂM

Túc Châm theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ 1974 tuy đánh số đến 51, nhưng sau khi chỉnh lý, chỉ còn 32 huyệt chia ra :

TÚC CHÂM

Túc = chân.

Châm = dùng vật nhọn châm hoặc kích thích vào.

Túc Châm theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ 1974 tuy đánh số đến 51, nhưng sau khi chỉnh lý, chỉ còn 32 huyệt chia ra :

+ Mu bàn chân 12 huyệt.

+ Lòng bàn chân 12 huyệt.

+ Cạnh phía trong lòng bàn chân 4 huyệt.

+ Cạnh ngoài lòng bàn chân 4 huyệt.

HUYỆT TÚC CHÂM

Huyệt Số 1

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : ở lòng bàn chân, giữa mắt cá ngoài và mắt cá trong.

Chủ Trị : Trị thần kinh suy nhược, mất ngủ, bệnh tâm thần, huyết áp thấp.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0,5 1 thốn.

Huyệt Số 2

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : ở lòng bàn chân, cách gót chân 5 thốn, cách cạnh ngoài bàn chân 1 thốn.

Chủ Trị : Trị mất ngủ, Hysteria, thần kinh suy nhược.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0,5 1 thốn.

Huyệt Số 3

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : ở lòng bàn chân, cách gót chân 4 thốn, cách cạnh ngoài bàn chân 1,5 thốn.

Chủ Trị : Trị thần kinh toạ đau, mu bàn chân đau, thắt lưng đau, đùi đau.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên, sâu 1 1,5 thốn.

Huyệt Số 4

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Chính giữa lòng bàn chân, cách gót chân 5 thốn.

Chủ Trị : Trị mất ngủ, gan viêm, hen suyễn, não phát triển không đều.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0,5 1 thốn.

Huyệt Số 5

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : ở lòng bàn chân, cách gót chân 5 thốn, cách cạnh trong bàn chân 1 thốn.

Chủ Trị : Trị tiêu chảy, kiết lỵ.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc hướng xuống, sâu 1 1,5 thốn.

Huyệt Số 8

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : ở lòng bàn chân, trước huyệt số 6 một thốn.

Chủ Trị : Trị tiêu chảy, kiết lỵ.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc hướng kim xuông, sâu 1 1,5 thốn.

Huyệt Số 10

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Khép 2 ngón chân 3 và 4 vào, từ khe 2 ngón này đo xuống 3 thốn.

Chủ Trị : Trị bụng đau, dạ dày viêm cấp, dạ dày viêm mạn, thống kinh.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên, sâu 1,5 thốn.

Huyệt Số 11

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Khe ngón chân 1 và 2 đo xuống 3 thốn.

Chủ Trị : Trị dạ dày viêm cấp, dạ dày viêm mạn, dạ dày co thắt.

Châm Cứu : Châm thẳng, sâu 1 thốn.

Huyệt Số 13

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Lòng bàn chân, giữa nếp gấp cuối ngón thứ 4 xuống 3 thốn.

Chủ Trị : Trị thần kinh toạ đau, vai đau, dị ứng.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0,5 1 thốn.

Huyệt Số 14

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Lòng bàn chân, giữa nếp gấp cuối ngona thứ 5 xuống 1 thốn.

Chủ Trị : Trị răng đau.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên lên, xiên xuống, sâu 0,5 1 thốn.

Huyệt Số 15

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Tại mu bàn chân, chỗ lõm giữa nếp gấp cổ chân (huyệt Giải Khê Vi.41) đo xuống 1 thốn, huyệt ở tại chỗ lõm.

Chủ Trị : Trị lưng đau, đùi đau, chuột rút (vọp bẻ).

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên lên, xiên xuống, sâu 0,5 1 thốn.

Huyệt Số 17

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Tại mu bàn chân, chỗ lõm giữa cổ chân (huyệt Giải Khê Vi.41)

đo xuống 2,5 thốn.

Chủ Trị : Trị hen suyễn, cảm.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0,1 0,5 thốn.

Huyệt Số 19

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Chính giữa chỗ lõm trên xương thuyền, ở cạnh trong bàn chân.

Chủ Trị : Trị huyết áp cao, tuyến má sưng (quai bị), amiđan viêm cấp.

Châm Cứu : Châm thẳng, sâu 0,5 thốn.

Huyệt Số 20

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Mu bàn chân, khe ngón chân 2 và 3 đo lên 3 thốn.

Chủ Trị : trị dạ dày viêm cấp, dạ dày viêm mạn, hành tá tràng loét.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên hướng lên, sâu 2 thốn.

Huyệt Số 21

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : ở mu bàn chân, từ khe xương bàn ngón chân 4 và 5 (tức huyệt Túc Lâm Khấp) đo xuống 0,5 thốn (giữa huyệt Túc Lâm Khấp và huyệt Địa Ngũ Hội).

Chủ Trị : Trị thần kinh toạ dau, tuyến má sưng (quai bị), amiđan viêm.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0,5 1 thốn.

Huyệt Số 23

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : ở mu bàn chân, giữa khe ngón chân thứ 3 và 4 xuống 2 thốn.

Chủ Trị : Trị gáy cứng, cổ vẹo.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên, sâu 1 2 thốn.

Huyệt Số 25

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Tại chỗ lõm, sát dưới khe xương bàn chân 12 (trên huyệt Thái Xung một ít).

Chủ Trị : Trị lưng đau cấp.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên, sâu 1 2 thốn.

Huyệt Số 26

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Tại mu bàn chân, giữa huyệt Thái Xung (C.3) và huyệt Hành Gian

(C.2).

Chủ Trị : Trị amiđan viêm cấp, tuyến má sưng (quai bị).

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên lên trên, sâu 12 thốn.

Huyệt Số 27

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Tại bờ trong xương ngón chân thứ 1 (ngón cái), ngang đỉnh cao khớp ngón bàn chân của ngón 1 (ngang vị trí huyệt Hành Gian C.2).

Chủ Trị : Trị thấp chẩn, mề đay, dị ứng.

Châm Cứu : Châm sâu 0,1 0,5 thốn.

Huyệt Số 29

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Giữa mắt ca chân trong thẳng xuống 2 thốn, cạnh bờ dưới xương gót.

Chủ Trị : Trị tử cung xuất huyết (loại công năng tính).

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc luồn kim dưới da, sâu 1 2 thốn.

Huyệt Số 30

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Phía dưới sau chỗ lõm xương thuyền, ngay sát sau huyệt Nhiên Cốc (Th.2), hoặc kéo đường thẳng từ huyệt Giải Khê xuống chạm xương thuyền là huyệt.

Chủ Trị : Trị thống kinh, tử cung xuất huyết cơ năng, dây chằng tử cung

viêm.

Châm Cứu : Châm thẳng, sâu 1 thốn.

Huyệt Số 34

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Giữa huyệt Thái Bạch (Ty.3) và Công Tôn (Ty.4).

Chủ Trị : Trị động kinh, hysteria, thần kinh suy nhược.

Châm Cứu : Châm xiên, sâu 1 2 thốn.

Huyệt Số 35

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Giữa đỉnh mắt cá chân ngoài và gân gót (huyệt Côn Lôn Bq.60) lên 1 thốn.

Chủ Trị : Trị thần kinh toạ đau, đầu dau, bụng đau.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên lên, sâu 1 – 2 thốn.

Huyệt Số 44

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Lòng bàn chân, giữa lằn chỉ thứ 1 ngón chân thứ 5.

Chủ Trị : Trị tiểu dầm, tiểu gắt.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên xuống dưới, sâu 0,5 thốn.

Huyệt Số 45

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Lòng bàn chân, giữa khe ngón chân 1 và 2 đo xuống 1 thốn.

Chủ Trị : Trị răng đau.

Châm Cứu : Châm thẳng, sâu 0,5 1 thốn.

Huyệt Số 46

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Mu bàn chân, phía trong lằn chỉ thứ 2 của ngón thứ 2 chỗ giáp

ranh thịt trắng và đỏ.

Chủ Trị : Trị đầu đau.

Châm Cứu : Châm 0,1 0,3 thốn.

Huyệt Số 47

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Mu bàn chân, tại phía trong lằn chỉ thứ 2 ngón chân thứ 3, chỗ

giáp ranh thịt trắng và đỏ.

Chủ Trị : Trị đầu đau.

Châm Cứu : Châm 0,1 0,3 thốn.

Huyệt Số 48

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Mu bàn chân, tại phía trong lằn chỉ thứ 2 ngón chân thứ 4, chỗ

giáp ranh thịt trắng thịt đỏ.

Chủ Trị : Trị đầu đau.

Châm Cứu : Châm 0,1 0,3 thốn.

Huyệt Số 49

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Lòng bàn chân, chính giữa đáy gót chân đo vào lòng bàn chân 1

thốn.

Chủ Trị : Trị cảm, đầu đau, xoang hàm trên viêm, xoang mũi viêm.

Châm Cứu :

Huyệt Số 50

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Lòng bàn chân, từ huyệt số 1 đo về phía trong (ngón út) 1 thốn.

Chủ Trị : Trị thần kinh tam thoa đau.

Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0,5 1 thốn.

Huyệt Số 51

Xuất Xứ : Châm cứu học Thượng Hải.

Vị Trí : Lòng bàn chân, từ huyệt số 3 đo xuống 1 thốn.

Chủ Trị : Trị Trị thần kinh liên sườn đau, ngực đau, ngực đầy.

Châm Cứu : Châm thẳng sâu 0,5 thốn.

BIỂU ĐỒ HUYỆT TÚC CHÂM

(Theo sách ‘Châm cứu học Thượng Hải ‘ 1972

Sách ‘Hiện đại châm cứu toàn thư’ 1998, giới thiệu thêm 30 Huyệt Mới ở Chân dùng trong Túc Châm như sau:

Tên huyệt

Vị trí

Chủ trị

Huyệt số 1

Lòng bàn chân. Trên đường thẳng nối khe ngón chân 2-3 với gót chân, huyệt ở gót chân đo lên hướng bàn chân 1 thốn.

Trị cảm, đau đầu, viêm xoang hàm, viêm mũi.

Huyệt số 2

Từ điểm giữa bờ sau lòng bàn chân thẳng lên 3 thốn, đo ngang vào bên trong 1 thốn.

Đau thần kinh tam thoa.

Huyệt số 3

Điểm giữa bờ sau lòng bàn chân thẳng lên 3 thốn.

Trị suy nhược thần kinh, Hysteria, mất ngủ, huyết áp thấp, hôn mê.

Huyệt số 4

Điểm giữa bờ sau lòng bàn chân thẳng lên 3 thốn, đo ngang ra bên ngoài 1 thốn (đối diện với huyệt số 2 (qua chuẩn số 3).

Trị đau thần kinh liên sườn, đau ngực, tức ngực.

Huyệt số 5

Điểm giữa bờ sau gót chânđo lên 4 thốn, ra ngang 1,5 thốn

Trị đau thần kinh toạ, đau ngực.

Huyệt số 6

Điểm giữa bờ sau gót chân thẳng lên 5 thốn, ra ngang 1 thốn.

Trị đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm loét dạ dày tá tràng.

Huyệt số 7

Điểm giữa bờ sau gót chân thẳng lên 5 thốn.

Trị hen suyễn, não chậm phát triển

Huyệt số 8

Từ huyệt số 7 đo ngang ra 1 thốn.

Trị suy nhược thần kinh, động kinh.

Huyệt số 9

Kẽ ngón chân cái và ngón 2 đo thẳng xuống 4 thốn.

Trị kiết lỵ, tiêu chảy, viêm tử cung.

Huyệt số 10

Huyệt Dũng tuyền (thể châm) ngang vào 1 thốn.

trị viêm dạ dày mạn, dạ dày co thắt.

Huyệt số 11

Huyệt Dũng tuyền đo ngang ra 2 thốn

Trị đau vai, mề đay.

Huyệt số 12

Kẽ ngón chân 1 và 2 thẳng xuống 1 thốn

Trị răng đau

Huyệt số 13

Giữa nếp ngang ngón chân út thẳng xuống 1 thốn

Trị răng đau

Huyệt số 14

Tại giữa lằn chỉ ngang ngón chân út.

Trị tiểu nhiều, tiểu són.

Huyệt số 15

Mu bàn chân. Giữa nếp gấp cổ chân đo xuống 0,5 thốn. Hai bên có hai chỗ lõm là huyệt.

Trị đau lưng, đau chân, bắp chân co thắt (chuột rút).

Huyệt số 16

Mu bàn chân. Chỗ lõm mặt trên của xương thuyền, mé trong bàn chân.

Trị huyết áp cao, quai bị, amiđan viêm cấp.

Huyệt số 17

Mu bàn chân. Giữa nếp gấp cổ chân xuống 2,5 thốn.

Trị cơn đau thắt ngực, suyễn, cảm.

Huyệt số 18

Mu bàn chân. Chỗ lõm trước – trong của xương bàn chân 1.

Trị ngực đau, ngực tức, lưng vẹo cấp.

Huyệt số 19

Mu bàn chân. Kẽ ngón chân 3 và 4 đo lên 3 thốn.

Trị đau đầu, viêm tai giữa, dạ dày viêm cấp, mạn tính, loét dạ dày tá tràng.

Huyệt số 20

Mu bàn chân. Khe ngón chân 4 và 5 xuống 3 thốn

Vẹo cổ (cứng gáy).

Huyệt số 21

Mu bàn chân. Khe ngón chân 4 và 5 xuống 0,5 thốn

Trị thần kinh toạ, quai bị, viêm amiđan.

Huyệt số 22

Mu bàn chân. Khe ngón chân 1 và 2 đo xuống 1 thốn.

Trị amiđan viêm cấp, quai bị, huyết áp cao.

Huyệt số 23

Mặt trong ngón chân cái. Tại khớp ngón chân – bàn chân, mé trong cơ duỗi ngón chân cái.

Trị amiđan viêm cấp, quai bị, huyết áp cao, nốt sần ngứa, chàm (eczema), mề đay.

Huyệt số 24

Mu bàn chân. Mé trong khớp 1 ngón chân 2, chỗ tiếp giáp da trắng đỏ.

Trị đầu đau, viêm tai giữa.

Huyệt số 25

Mu bàn chân. Mé trong khớp 1 ngón chân thứ 3, chỗ tiếp giáp da trắng, đỏ.

Trị đầu đau.

Huyệt số 26

Mu bàn chân. Mé trong khớp 1 ngón chân thứ 4, chỗ tiếp giáp da trắng đỏ.

Trị đàu đau, huyết áp thấp.

Huyệt số 27

Giữa điểm nối huyệt Thái bạch và Công tôn.

Trị động kinh, Hysteria, đau bụng.

Huyệt số 28

Chỗ lõm phía sau – dưới đầu xương thuyền.

Trị hành kinh đau, xuất huyết tử cung công năng, suyễn, viêm khí quản.

Huyệt số 29

Đỉnh mắt cá chân trong thẳng xuống 2 thốn

Trị xuất huyết tử cung chức năng, viêm khí quản, suyễn.

Huyệt số 30

Đỉnh mắt cá chân ngoài lùi ra sau 1,5 thốn.

Trị thần kinh toạ, đau lưng, đau đầu.

TỀ

*Tên Khác : Rốn – Umbilicus – Ombilic.

Vị Trí : Từ h. Thận thẳng xuống 0,7 thốn (khoảng 1cm).

Tác Dụng : Bệnh vùng rốn, đường ruột.

G- VÙNG TAI (Zone Auculaire) : 1 huyệt

BỐI

*Tên Khác : Lưng – Back and Loin – Dos

* Vị Trí : Trước bình tai (nhĩ bình), giữa mé trước bình tai và khớp xương hàm dưới, bảo người bệnh há miệng để sờ rõ chỗ lõm để lấy huyệt, ấn vào huyệt, trong tai có tiếng động.

* Tác Dụng : Trị bệnh vùng lưng, đau cột sống, cảm.

* Ghi Chú : Tương đương huyệt Thính Cung (Ttr.16) của Thể châm.

BẢNG HUYỆT VỊ DIỆN CHÂM

Tên Huyệt

Vị trí

Thủ Diện (Đầu Mặt)

Chính giữa trán

Hầu (Họng)

Giữa huyệt Đầu mặt và huyệt Phế.

Phế

Giữa 2 đầu trong của lông mày (Ấn đường)

Tâm

Giữa hai 2 khoé mắt trong, thẳng đường chính giữa mũi (Sơn căn).

Can

Chính giữa sống mũi, giữa huyệt Tâm và Tỳ.

Tỳ

Đỉnh nhọn nhất ở mũi (Tương đương huyệt Tố Liêu – Đc 25).

Tử cung,

Bàng quang

Trên rãnh nhân trung, 1/3 về phía trên.

Đởm

Dưới sống mũi, thẳng dưới khoé mắt trong, hai bên là huyệtCan.

Vị

Chính giữa cánh mũi lên, 2 bên là huyệt Tỳ, bên dưới là huyệt Đởm. Nơi gặp nhau của hai huyệt này.

Ưng Nhũ (Ngực Vú)

Cạnh khoé mắt trong (huyệt Tinh Minh).

Cổ Lý (Đùi Trong)

Khoé miệng ra 0,5 thốn, nơi gặp nhau của 2 môi (huyệt Địa thương),

Đại Trường

Ở bờ dưới xương gò má, thẳng khoé mắt ngoài xuống (Tương đương huyệt Quyền Liêu – Ttr 18).

Tiểu Trường

Tại bờ trong xương gò má, ngang với huyệt Can, Đởm.

Kiên (Vai)

Ở bờ trên xương gò má, thẳng từ đuôi (khoé) mắt ngoài xuống.

Tý (Cánh Tay)

Ở bờ trên khúc cong, đằng sau xương gò má, sau huyệt Vai.

Thủ (Bàn Tay)

Phía trên đằng sau xương gò má, phía sau huyệt Vai.

Thận

Vùng má, ngang với cánh mũi.

Tề (Rốn)

Vùng má, dưới huyệt Thận khoảng 0,7 thốn).

Cổ (Đùi)

Phía trên chỗ gặp nhau của thuỳ tai và hàm dưới.

Tất (Gối)

Giữa chỗ gặp nhau của 2 dái tai và hàm dưới.

Bánh Chè (Tất Tân)

Chỗ lõm bên trên góc hàm dưới, cạnh trên xương hàm dưới (Huyệt Giáp Xa).

Hĩnh (Ống Chân)

Phía trước góc hàm dưới, nơi bờ trên xương hàm dưới, giữa 2 huyệt Bánh Chè và huyệt Chân.

Túc (Chân)

Phía trước huyệt Ống Chân, thẳng từ đuôi mắt ngoài xuống tới bờ trên xương hàm dưới.

Bối (Lưng)

Trước bình tai (nhĩ bình), giữa mé trước bình tai và khớp xương hàm dưới, bảo người bệnh há miệng để sờ rõ chỗ lõm để lấy huyệt, ấn vào huyệt, trong tai có tiếng động. Tương đương huyệt Thính Cung (Ttr 16) của Thể Châm.

BẢNG ĐỐI CHIẾU TÊN HUYỆT

Vì huyệt có nhiều tên gọi, có thể gọi theo tên Hán Việt, tên tiếng Việt, vì vậy chúng tôi ghi lại bảng tên đối chiếu của Diện Châm dưới đây cho dễ tra cứu.

Tên Việt

Tên Hán Việt

Bàng Quang

Bàng Quang

Bánh Chè

Tất Tân

Can

Can

Cánh Tay

Chân

Túc

Đại Trường

Đại Trường

Đầu Mặt

Thủ Diện

Đởm

Đởm

Đùi

Cổ

Đùi Trong

Cổ Lý

Gối

Tất

Họng

Yết Hầu

Lưng

Bối

Ngực

Ưng

Ống Chân

Hĩnh

Phế

Phế

Rốn

Tề

Tay

Thủ

Tiểu Trường

Tiểu Trường

Tử Cung

Tử Cung

Tỳ

Tỳ

Vai

Kiên

Vị

Vị

Nhũ

Nguyên Tắc Chọn Huyệt

Có thể chọn dùng cách lấy huyệt sau :

1-Căn cứ vào các cơ quan tạng phủ bị bệnh để chọn huyệt tương ứng.

Thí dụ : Bệnh đau ở dạ dày, chọn huyệt Vị (Dạ dày).

2- Dựa vào điểm phản ứng để lấy huyết, bằng cách dùng cán kim hoặc que dò ấn tìm điểm đau ở vùng tương ứng với bệnh lý của tạng phủ.

Thí dụ: Đầu gối đau, ấn tìm quanh vùng Đầu gối ở mặt, điểm nào đau nhất (phản ứng mạnh nhất), đó là huyệt cần chọn.

3- Căn cứ vào sự thay đổi hình dạng (cứng, mềm…) hoặc mầu sắc (ửng đỏ hoặc có vết tích khác thường để lấy huyệt.

Thí dụ: Tiểu buốt, gắt… vùng huyệt Thận ở mặt có thể có vết ban đỏ nhỏ xuất hiện…

4- Dựa vào biện chứng theo y lý Y học cổ truyền để chọn huyệt có quan hệ về sinh lý, bệnh lý với nhau.

Thí dụ: Dạ dày đau do Can khí uất kết, chọn huyệt Vị và Can. Bổ huyệt Vị (hoặc Tỳ), tả huyệt Can hoặc Đởm…

‘Phế chủ bì mao da lông’, do đó các vế thương ngoài da, bệnh da liễu, có thể chọn huyệt Phế để gây tê, điều trị.

‘Bổ Thổ sinh Kim’, để trị ho, châm bổ huyệt Tỳ (Vị², tả huyệt Phế hoặc Họng…

Cách Châm

. Chọn kim cho thích hợp, thường là loại kim ngắn (có chiều dài khoảng 2,4cm).

. Sát trùng kim và da vùng châm.

. Châm vào càng nhanh càng tốt vì da mặt mỏng, rất dễ đau.

. Sau khi đắc khí, lưu kim 10-20 phút, 5-10 phút vê kim một lần.

. Ngày châm một lần hoặc cách ngày châm một lần. Bệnh cấp tính, đau nhiều, có thể châm hai lần trong ngày.

. Khoảng 10 lần là một liệu trình, sau một liệu trình, nghỉ 5-7 ngày rồi lại tiếp tục.

. Khi châm tê để mổ, phải vê kim liên tục hoặc xung điện với tần số 180-200 lần/phút, để 15 phút

Chú ý:

+ Da vùng mặt mỏng, dễ nhậy đau cao, vì vậy cần thận trọng lúc châm kim vào, tránh châm sâu, không nên vê mạnh sẽ gây đau nhiều.

+ Nơi huyệt có sẹo, nên tránh châm để khỏi chảy máu hoặc đau.

+ Dùng điện châm: lúc đầu nên dùng cường độ nhẹ rồi tăng dần, dòng điện cần ổn định, tránh lúc mạnh lúc yếu sẽ gây đau và sợ cho người bệnh.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận