[Phác đồ] Châm cứu chữa trị tiêu hóa rối loạn

Châm cứu chữa trịtiêu hóa rối loạn

(Tiêu Hóa Bất Lương – Mauvaises Digestions – Abdominal Disorders).

A. Đại cương

Là một loại bệnh thường gặp nơi trẻ nhỏ, thường phát vào mùa Hè – Thu. Bệnh chứng thường nhẹ nhưng nếu do cảm nhiễm vi trùng thì bệnh thường nặng.

Y học cổ truyền xếp vào loại bệnh của Tỳ Vị (Tỳ Vị Bệnh), tiêu chảy kéo dài.

B. Nguyên nhân

Vào mùa Hè, Thu cảm phải Thử, Thấp hoặc mùa Đông cảm phải Phong Hàn, ăn uống không điều độ, không sạch sẽ, thức ăn khó tiêu, Tỳ Vị hư yếu, dương hư.

Các nguyên nhân trên làm cho sự vận hóa của Tỳ Vị bị rối loạn làm cho sự thăng giáng thanh hoặc trọc khí mất quân bình, gây ra bệnh.

C. Triệu chứng

Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:

1 – Thể Thấp Nhiệt Tích Trệ: Nôn mửa, bụng trướng, đại tiện có mùi chua, thối, sốt cao, bồn chồn (bứt rứt trong người), khát, ợ hơi, tiểu ngắn, đỏ rêu lưỡi dầy nhớt, mạch Sác.

2 – Thể Tỳ Hư Hàn Thấp: sắc mặt trắng xanh, đại tiện lỏng lẫn thức ăn không tiêu, mệt mo?i, tay chân lạnh, chất lưỡi nhạt.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Kiện Vận Tỳ Vị, tùy theo chứng trạng mà chọn huyệt.

Huyệt chính: Túc Tam Lý (Vi.36) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Quản(Nh.12) + Tứ Phùng.

Huyệt phụ: Nội Quan (Tb.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Quan Nguyên (Nh.4) + Khí Hải (Nh.6) + Tỳ Du (Bq.20) + Thận Du (Bq.23) + Thiếu Thương (P.11) + Xích Trạch (P.5) + Ủy Trung (Bq.40).

Thường dùng huyệt chính trước, mỗi ngày hoặc cách 1 ngày 1 lần, kích thích vừa. Nếu châm 3-5 lần rồi mà không bớt, có thể châm thêm Khí Hải (Nh.6), Trung Quản(Nh.12), Thiên Xu (Vi.25), đều có thể cứu điếu ngải. Huyệt Tứ Phùng phải chích ra nước vàng.

Nôn mửa thêm Nội Quan (Tb.6).

Tỳ Hư, tiêu chảy lâu không cầm thêm Tỳ Du (Bq.20), Âm Lăng Tuyền (Ty.9), Tam Âm Giao (Ty.6).

Thần trí không tỉnh thêm Nhân Trung (Đc.26).

Tay chân co quắp thêm Hợp Cốc (Đtr.4), Thái Xung (C.3), Dương lăng Tuyền (Đ.34), Khúc Trì (Đtr.11).

Tay chân lạnh thêm Thận Du (Bq.23), Quan Nguyên (Nh.4).

Nếu sốt không dứt thì huyệt Thiếu Thương (P.11), Xích Trạch (P.5), Ủy Trung (Bq.40) đều có thể châm ra máu.

2- Nôn và tiêu chảy, mạch Trầm Tế, tay chân lạnh, cứu phía dưới rốn (tề hạ) 150 tráng (hoặc cứu theo tuổi) (Biển Thước Tâm Thư).

3- Tiêu chảy lâu ngày do hư hàn: Quan Nguyên (Nh.4), Trung Cực (Nh.3), Trung Quản, Lương Môn (Vi.21) . Bụng đau, tay chân lạnh thêm Thiên Xu (Vi.25) . Bụng đầy thêm Tam Âm Giao (Ty.6). Tay chân quyết lạnh thêm Khí Hải (Nh.6) (Thần Cứu Kinh Luân).

4- Huyệt chính: Túc Tam Lý (Vi.36), có thể thêm Đại Trường Du (Bq.25) hoặc Hợp Cốc (Đtr.4) . Kèm Nôn mửa thêm Nội Quan (Tb.6) . Châm, vê kim 10 – 20 phút rồi rút kim. Cũng, có thể cứu thêm Thiên Xu (Vi.25) 3-4 phút để hỗ trợ (‘Trung Y Tạp chí’ 1956).

5- aThấp Nhiệt Tích Trệ: Trừ thấp nhiệt, điều hòa Tỳ Vị: Túc Tam Lý (Vi.36) + Đại Trường Du (Bq.25) + Trung Quản(Nh.12) + Thiên Xu (Vi.25) + Hợp Cốc (Đtr.4).

Có nôn mửa thêm Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản(Nh.12) + Cứu Thiên Xu (Vi.25) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thần Khuyết (Nh.8).

bThể Tỳ Vị Hư Hàn: Ôn bổ Tỳ Vị, trừ hàn thấp, châm bổ Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Việt Nam).

6- Kiện Tỳ, dưỡng Tâm, điều lý Tỳ Vị. Châm bình bổ bình tả Nội Quan (Tb.6) + Nhân Trung (Đc.26) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Trung Quản(Nh.12) + Vị Du (Bq.21) + Tỳ Du (Bq.20) + Đại Trường Du (Bq.25) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn)

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận