Nếu cơ thể có dấu hiệu sau cần nói không với tỏi

Tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh có lợi và hữu ích cho việc duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, tỏi lại được khuyến cáo với một số người.

Tỏi thông thường có hai loại là tỏi trắng và tím. Tỏi tím vị cay hơn, tác dụng kháng khuẩn tốt hơn tỏi trắng. Công dụng làm thuốc bắt nguồn từ hoạt chất allicin có trong tỏi. Nếu yêu thích vị cay, thơm của tỏi thì tốt nhất bạn nên ăn sống để phát huy được hết công dụng, vì khi nấu chín lượng allicin của tỏi phần lớn sẽ phân giải, như vậy sẽ làm giảm đi đáng kể tác dụng của tỏi.

Mặc dù tỏi được đánh giá có nhiều công dụng trong phòng trừ bệnh, đặc biệt là tác dụng phòng chống ung thư, phòng chống các bệnh tim mạch, làm giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng xạ… Tuy nhiên, tỏi lại được khuyến cáo với một số người. Những người mắc các bệnh sau đây nên hạn chế ăn tỏi để tránh bệnh nặng thêm:

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú nếu ăn tỏi, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài tới 2 giờ sau khi ăn. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể thấy khó chịu, nhăn mặt thậm chí là bỏ bú nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.

Đối với phụ nữ đang mang thai, khi dùng với số lượng bình thường thì vẫn an toàn với thai phụ. Tuy nhiên, sẽ không an toàn nếu bạn ăn tỏi cùng thời điểm sử dụng một số thuốc trong thời kỳ mang thai.

Người có sức đề kháng yếu

Theo dân gian, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu. Hơn nữa tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý hạn chế ăn tỏi.

Người bị bệnh về mắt

Mắt được ví là “hòn ngọc của cơ thể”. Khi máu ở gan đầy đủ thì mắt sẽ được nuôi dưỡng tốt. Tuy nhiên, việc ăn nhiều tỏi có thể làm tổn hại đến gan, tổn thương đến máu. Hơn nữa, tỏi vốn vị cay, có tính kích thích, vì vậy trong quá trình điều trị bệnh về mắt, nhất là đối với người bị giảm thị lực, hoa mắt, đục thủy tinh thể… thì không nên ăn, vì nếu ăn trong một thời gian dài liên tục sẽ làm tổn thương mắt.

Người mắc bệnh gan, thận

Là một loại thực phẩm kháng khuẩn và kháng virus giúp loại bỏ vi khuẩn, nhưng tỏi không phải là loại thực phẩm dùng để điều trị virus viêm gan. Ngoài ra, tỏi có thể kích thích dạ dày và đường ruột, có thể làm giảm lượng axit dạ dày trong đường ruột và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Nó sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm gan như buồn nôn.

Ngoài ra, người bị bệnh thận và đang uống thuốc điều trị cần kiêng tỏi vì tỏi làm mất hiệu quả hoặc làm xuất hiện tác dụng phụ của thuốc.

Người bị bệnh tiêu chảy

Tỏi có khả năng kích thích mạnh, bình thường ăn một chút có thể xúc tiến tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị viêm ruột, tiêu chảy thì không nên đụng tới loại thực phẩm này.

Lưu ý khi ăn tỏi

– Bảo quản nơi khô thoáng để tránh mọc mầm, bởi tỏi mọc mầm, dễ bị xốp, ọp, mất đi tinh dầu nên không còn thơm ngon và dậy mùi nữa.

– Không ăn tỏi mọc mầm không nên ăn vì rất dễ bị ngộ độc.

– Khi ăn nếu thấy dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì nên ngừng ăn vì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi.

– Không dùng tỏi đắp lên da quá 10 phút, đặt biệt đối với trẻ nhỏ.

– Không nuốt cả tép tỏi còn nguyên và không ăn khi bụng đói.

MH (Th)

Nguồn: giadinh.net.vn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận