Phương pháp mới trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay – BV108

Ở Việt Nam, bệnh lý tổn thương đám rối thần kinh cánh tay hết sức phong phú, nguyên nhân hay gặp nhất là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, sinh hoạt… song lại có ít cơ sở y tế có kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị tổn thương này.

 

Cdha1 Thumb 690
Cdha1 Thumb 690
Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là cộng hưởng từ cho hình ảnh chất lượng cao, có thể chẩn đoán vị trí, mức độ tổn thương các rễ của đám rối thần kinh cánh tay. Tuy nhiên, cộng hưởng từ còn bộc lộ một số hạn chế như không thể tiến hành ở bệnh nhân có phương tiện kết xương, phần rễ sát tuỷ sống khó đánh giá, hay ở những bệnh nhân mới chấn thương, phần mềm vùng cổ còn phù nề che lấp tổn thương trên cộng hưởng từ…

Tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong 3 năm gần đây đã triển khai kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính tuỷ cổ cản quang (CT myelography), khắc phục được các nhược điểm của cộng hưởng từ, đồng thời kết hợp với cộng hưởng từ trong chẩn đoán chính xác tổn thương rễ thần kinh cánh tay, giúp các nhà ngoại khoa tiến hành chuyển ghép thần kinh. Kỹ thuật được tiến hành qua các bước sau:

– Chọc ống sống thắt lưng

Cdha 2 Thumb 690
Cdha 2 Thumb 690
– Pha và bơm thuốc cản quang vào ống sống
– Đặt tư thế bệnh nhân để dồn thuốc từ thắt lưng lên tuỷ cổ
– Chụp trên máy CT đa dãy và dựng hình đám rối thần kinh cánh tay
Cdha3 Thumb 690
Cdha3 Thumb 690

Hình ảnh tổn thương rễ thần kinh trên phim chụp CT myelography

Hiện nay, Khoa Chẩn đoán Hình ảnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện thành công hơn 300 trường hợp, góp phần tăng hiệu quả chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.

BS. Đinh Gia Khánh
Khoa Chẩn đoán Hình ảnh – Bệnh viện TƯQĐ 108

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận