[Chứng trạng] Chứng Thủy khí lăng Tâm trong Y học cổ truyền

Chứng Thủy khí lăng Tâm là tên gọi chung cho những chứng trạng do thủy ẩm ứ đọng ở trong làm chèn ép Tâm dương c đặc trưng chủ yếu là hồi hộp đoản hơi; Bệnh phần nhiều do Tỳ Thận dương hư hoặc Tâm Thận dương hư gây nên.

Biểu hiện chủ yếu trên lâm sàng là hồi hộp chóng mặt, lợm lòng nôn mửa, cơ thể lạnh, chân tay lạnh, đoản hơi, tiểu tiện không lợi, ngực bụng bĩ đầy, khát mà không uống nước, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Trầm Huyền hoặc Tế Hoạt.

Chứng này thường gặp trong các bệnh Tâm quí, Huyễn vậng, khái suyễn.

Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Tâm dương hư, chứng Thận dương hư.

Phân tích

Chứng Thủy khí năng Tâm ở trong những tật bệnh khác nhau nên về lâm sàng cũng biểu hiện những đặc điểm riêng, và phép trị cũng không hoàn toàn giống nhau.

Trong bệnh Tâm quí xuất hiện chứng Thủy khí lăng Tâm, thường có những chứng trạng đặc điểm như hồi hộp, đoản hơi, ngực khó chịu, cơ thể lạnh, chán tay lạnh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm; nguyên nhân phần nhiều do Tỳ Thận dương hư, không nung nấu ngấu nhừ thủy cốc, ứ đọng lại thành Âm xâm năng lên vùng Tâm mà thành bệnh; điều trị nên ích khí ôn dương hành thủy dùng bài Quế tri cam thảo long cốt mẫu lệ thang ).

Chứng Thủy khí lăng Tâm xuất hiện trong bệnh Huyễn vậng, biểu hiện lâm sàng có những đặc trưng như chóng mặt nôn mửa, hồi hộp, ngực bụng đầy tức, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng nhớt, mạnh Hoạt hoặc Trầm Huyền, nguyên nhân phần nhiều do thủy ẩm ứ đọng ở trong, chức năng vận hóa ở Trung tiêu kém, thủy ẩm nghịch lên gây nên bệnh; điều trị nên ôn trung hóa ẩm lợi thủy, cho uống bài Linh quế truật cam thang (Thương hàn luận).

Trong bệnh Khái suyễn xuất hiện chứng Thủy khí lăng tâm, biểu hiện lâm sàng là khái suyễn, đoản hơi, hồi hộp, tiểu tiện không lợi, thậm chí chân tay phù thũng, chất lưỡi nhạt bệu, mạch Trầm Tế, đây là do dương hư thủy nghịch, xâm lăng lên Tâm Phế gây nên bệnh; điều trị theo phép ôn dương lợi thủy, dùng bài Chân vũ thang (Thương hàn luận).

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Tâm hư với chứng Thủy khí lăng Tâm, cả hai đều biểu hiện lâm sàng chủ yếu là hồi hộp đoản hơi, lâm sàng cần phải chẩn đoán phân biệt cho rõ ràng.

Chứng Tâm dương hư phần nhiều phát triển từ cơ sở của chứng Tâm khí hư. Tâm chủ huyết mạch, Tâm dương bất túc thì sức cổ động y hồi hộp đoản hơi, hễ động làm thì nặng thêm. Dương khí hư suy, huyết đi trì trệ, Tâm huyết ứ nghẽn thì chứng Tâm dương hư thường kèm theo bứt dứt vùng Tám hung hoặc đau, sắt mặt sạm xĩnh, lưỡi tím tái hoặc có nốt ứ huyết, đó là hiện tượng ứ huyết rõ rệt. Còn chứng Thủy khí năng Tâm, thường ít thấy biểu hiện chứng hậu huyết ứ.

Hai chứng tuy đều có hiện tượng hồi hộp, đoản hơi, nhưng loại trên hễ động làm thì bệnh tăng và có đặc điểm của các chứng huyết hư và huyết ứ; Còn loại sau thì không có dấu hiệu Khí hư và cũng không có hiện tượng ứ huyết, nhưng lại có đặc trưng là tiểu tiện không lợi và chân tay phù thũng do thủy tà lưu trệ. Đấy là những điểm chủ yếu để chẩn đoán phân biệt giữa hai chứng trên lâm sàng.

Chứng Tâm dương hư mạch phần nhiều Tế Nhược hoặc kết Đại còn chứng Thủy khí lăng Tâm mạch phần nhiều Huyền. Chứng Tâm dương hư không có hiện tượng thủy ẩm nghịch lén cho nên không như chứng Thủy khí lăng Tâm có chứng trạng chóng mặt, nôn mửa buồn nôn và ngực bụng bĩ đầy đó là chỗ khác nhau của hai chứng bệnh.

Chứng Thận dương hư với chứng Thủy khí lăng Tâm: Chứng Thận dương hư do phú bấm bất túc, thể chất vốn dương hư hoặc do ốm lâu không khỏi, do phòng lao quá mức gây nên.

Nếu Thận dương hư suy, hạ tiêu thủy bị lạnh, không khả năng chống đỡ, thủy tà tràn lên trên, xâm lăng tới Tâm làm cho hồi hộp, dễ lẫn lộn với chứng thủy khí lăng Tâm. Nhưng chứng Thận dương hư có chứng trạng chủ yếu là lưng gối yếu mỏi, sợ lạnh chân tay lạnh, dương nuy hoạt tinh; nếu là phụ nữ thì tử cung bị lạnh không thụ thai được; biểu hiện lâm sàng có chỗ khác với thủy khí lăng Tâm. Vả lại, Thận dương bất túc, đến nỗi dương hư thủy tràn lên, xâm lăng lên Tâm cho hồi hộp sợ sệt liên tục, chứng Thủy khí lăng Tâm là hồi hộp đoản hơi. Ngoài ra, chứng Thận dương hư không khả năng hóa thủy, thủy dịch tràn lan cho nên tiểu tiện không lợi; Dương hư không sưởi ấm được cơ nhục thì cơ bắp máy đọng. Lưng là phủ của Thận, Thận dương hư thì lưng gối mỏi lạnh; Thận chủ chứa tinh, Thận dương bất túc thì tinh khí không bền, có chứng dương nuy, hoạt tinh. Thận dương bất túc, bên trong lạnh, nước ứ đọng thì mạch trầm lưỡi nhạt. Chứng Thủy thì lăng Tâm là do Âm tà nghẽn trở Trung tiêu, tân dịch không phân bố đều, xuất hiện chứng trạng dưới Tâm nghịch đầy. Thủy ứ đọng ở trong, Tỳ Vị mất sự vận chuyển thì mệt mỏi kém ăn, sắc mặt không tươi, mạch Trầm Huyền. Đây là cơ sở chẩn đoán phân biệt giữa hai chứng.

Trích dẫn y văn

Thủy ở Tâm thì dưới Tâm cứng nhắc, đoản hơi, sợ nước, không muốn uống. Thủy ở Thận thì dưới Tâm hồi hộp (Đàm ẩm khái thấu bệnh mạch chứng tính trị đệ thập nhị – Kim quỹ yếu lược).

Nếu có đình ẩm thủy khí lấn lên Tâm thì trong ngực có tiếng xèo xèo, hư khí lưu động, thủy đã lấn lên trên, Tâm hỏa khắc lại cho nên dồn dập máy động, làm cho người ta ngột ngạt, mạch hơi Huyền. Nghĩ như dưới Tâm có lưu ẩm, thì sau lưng có vùng lạnh giá to bằng bàn tay(Kinh quí chính xung – Chứng trị vậng bổ).

Đàm ẩm đều do tâm dịch biến hóa ra; Đàm thì đục, Ẩm thì trong; Nguyên nhân của Đờm là Hỏa, nguyên nhân sinh ra Âm là Thấp. Đàm sinh ra từ Tỳ; thấp thắng thì chất tinh vi không vận chuyển, từ đó mà ngưng kết; hoặc úng tắc ở khiếu của Phế, hoặc trôi đến đường kinh toại; Âm thì tụ ở Vị; hàn ứ đọng thì thủy dịch không trôi chảy, vì thế mà tràn lan hoặc ứ đọng ở dưới Tâm, hoặc thấm vào trong Ruột, đó là Tỳ Vị thủy thấp, âm tà ngưng đọng. Phải làm cho dương khí kiện vận thì trọc âm mới dáng xuống như ánh mặt trời chói trang ở trên không thì xua tan tất cả đám mây; điều trị nên theo phép lý Tỳ trừ thấp.

Nếu là Thận hư dương hư, hỏa không chế thủy, thủy tràn lan thành đàm là Ẩm tà xông nghịch lên, cho nên trong mà sạch, điều trị nên thông dương khơi thấp, tránh dùng các loại nhớt nhuận trợ âm, như các thang Tứ vật Lục vị Thận âm hư, hỏa ắt phun đốt kim; hỏa kết lại thành đàm, khiến đàm bốc lên cho nên dính mà đục, điều trị nên tư âm thanh nhuận, kiêng dùng các loại thuốc ấm trợ Táo, như các thang Nhị trần, Lục quân. Phép chữa cần phân biệt cho kỹ(Đàm ẩm quyền 2- loại chứng trị tài).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận