[Chứng trạng] Chứng Khí hư trong chẩn đoán Đông y

Khái niệm

Chứng Khí hư là tên gọi chung, chỉ công năng Tạng Phủ trong cơ thể bị giảm sút, nguyên khí bất túc dẫn đến xuất hiện những chứng trạng hư yếu toàn thân; nguyên nhân thường do tuổi cao, sau khi mắc bệnh, hoặc ăn uống mệt nhọc nội thương, hoặc do phú bẩm cơ thể bất túc là những nhân tố chủ yếu gây nên; thuộc phạm vi Hư chứng.

Biểu hiện chủ yếu trên lâm sàng là tinh thần mệt mỏi yếu sức, đoản hơi, tiếng nói nhỏ, hụt hơi biếng nói, kém ăn hoặc sắc mặt trắng bệch, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp tự ra mồ hôi, chất lưỡi nhợt, mạch Hư Tế vô lực.

Chứng Khí hư có thể thấy trong các loại hư tổn của Tạng Phủ, nhất là bệnh biến trong các bệnh “Năm Tạng hư chứng”, “Biểu vệ không bền”, “Suyễn chứng”. v.v.

Cần phân biệt, chứng Khí hư với “chứng Dương hư” và “Chứng Khí hãm”.

Phân tích

Chứng Khí hư trên lâm sàng, ngoài những đặc trưng thường như tinh thần mỏi mệt và đoản hơi, còn tuỳ theo bộ vị Tạng Phủ phát bệnh khác nhau mà có những biểu hiện không giống nhau.

Như Phế khí hư, do Phế chủ khí, công năng bị suy thóai ảnh hưởng đến tác dụng tuyên tán và túc giáng, xuất hiện các chứng trạng chủ yếu như đoản hơi, tinh thần mỏi mệt biếng nói, tiếng ho khó khăn, khạc đàm yếu, sợ gió, tự ra mồ hôi, rất dễ cảm mạo; điều trị theo phép bổ ích Phế khí, dùng bài Bổ Phế thang, (Vĩnh loại kiềm phương) gia giảm.

– Tỳ khí hư, do Tỳ chủ vận hóa, công năng bị suy thóai đến nỗi chất tinh vi của thủy cốc không phân bố được, nguồn sinh hóa bị chèn ép, xuất hiện các chứng trạng chủ yếu như ăn kém không thấy ngon, tinh thần mỏi mệt yếu sức, bụng chướng đầy, tiện lỏng nhão; điều trị nên kiện Tỳ ích khí, dùng bài Sâm linh bạch truật tán (Hoà tễ cục phương) gia giảm.

– Can khí hư, do Can chủ sơ tiết, công năng bị suy thóai ảnh hưởng tới sự sinh phát của Can khí, xuất hiện các chứng trạng chủ yếu như đoản hơi, tâm phiền, hồi hộp không yên, Đởm khiếp, đắng miệng; điều trị nên bổ khí ích trí làm mạch Can Đởm, dùng bài An thần định trí hoàn (Yhọc tâm ngộ) gia giảm.

– Thận khí hư, do Thận chứa tinh, công năng nạp khí bị suy thóai, Thận tinh không hóa khí để nuôi thân hình, xuất hiện các chứng trạng chủ yếu như lưng gối mềm yếu, chóng mặt ù tai, hễ động làm là thở gấp, di tinh đái dầm, tiểu tiện trong dài v.v. điều trị nên bổ ích Thận khí, dùng bài Đại bổ nguyên tiễn, (Cảnh Nhạc toàn thư) hoặc Sâm cáp tán (Trung y lâm sàng phương tễ thủ sách) gia giảm.

Đương nhiên vì Tạng Phủ có mối liên hệ với nhau, bệnh biến của năm Tạng cũng có thể ảnh hưởng lẫn nhau, xuất phát từ quan niệm chỉnh thể trong biện chứng lâm sàng thấy biểu hiện sự cùng mắc bệnh giữa Tạng với Tạng giữa Phủ với Phủ như “Tâm Tỳ khí hư “Phế Tỳ khí hư”, “Tì Vị khí hư”, “Tâm Đảm khí khiếp”, “Phế Thận đều hư”.

Lại có trường hợp do khí hư mà gây nên “Biểu vệ không bền”, vì Vệ khí không làm bền phần Biểu, tấu lý không kín đáo, ngoại tà nhân chỗ hư mà xâm nhập, xuất hiện các chứng trạng sợ gió mồ hôi, dễ bị cảm mạo, lông tóc dựng đứng V. V.điêu trị nên ích khí làm bền phần biểu, chọn dùng bài Ngọc bình phong tán (Đơn Khê tâm pháp) gia giảm.

– Chứng khí hư gặp trong Suyễn chứng, thời kỳ đầu chủ yếu là Phế khí hư, biểu hiện chứng trạng khái suyễn, đoản hơi, về nguyên tắc điều trị, phương thuốc cũng giống chứng Phế khí hư; Tiếp theo chủ yếu là Tỳ Phế khí hư, có chứng suyễn gấp đoản hơi, kém ăn đại tiện lỏng, điều trị nên bổ thổ sinh kim, chữa cả Tỳ và Phế, cho uống Bổ trung ích khí thang (Tỳ Vị Luận) gia giảm. Cuối cùng thì lấy chủ yếu là Phê Thận khí hư, có chứng trạng thở suyễn phải so vai, thì thở ra nhiều, thì hút vào ít, hễ động làm là suyễn tăng, ra mồ hôi, ớn lạnh chân tay lạnh, đây là do Thận không nạp khí điều trị nên ích Thận nạp khí, túc Phế bình suyễn, chọn dùng bài Kim Quĩ Thận khí hoàn (Kim Quỹ yếu lược)hoặc Nhân sâm hồ đào thang (Tế sinh phương) gia giảm.

Chứng Khí hư, trên lâm sàng nên nắm vững đặc điểm thế chất khác nhau, lứa tuổi khác nhau để biện chứng cho sát. Nói chung có thể chia hai tình huống: Một là Thận khí hư suy, phần nhiều do tiên thiên bất túc, phú bẩm suy nhược, nguyên tinh không đầy đủ, tủy hải rỗng không gây nên, Thận là gốc của tiên thiên, chứa tinh nguyên để hóa khí thành hình, Thận hư thì cội rễ thiếu thốn, không có gì nuôi tinh để sinh ra xương, cho nên ở trẻ em thì thấy phát dục chậm chạp, răng tóc sinh trưởng muộn, trí tuệ kém, ăn uống ít, xương mềm, tinh thần ủy mị, mặt vàng, thể trạng gầy, đại tiện lỏng và đái dầm; Ở người lớn thì mỏi lưng, chóng mặt, tai ù, dương nuy… Hai là Tỳ Vị khí hư, phần nhiều do hậu thiên mất điều hoà, ăn uống không điều đác táng quá mức, sự sinh hóa Tỳ Vị khí mất, khả năng gây nên bệnh. Vị chủ việc hấp thụ nấu nhừ đồ ăn, Tỳ chủ việc kiện vận sinh hóa, đón nhận đồ ăn để vận hóa thì nguồn sinh hóa của khí huyết không mất, hình khí đầy đủ mà kho. mạnh. Lý Đông Viên cho rằng: Ăn uống không điều độ thì hại Vị, mệt nhọc quá mức thì hại Tỳ… và nêu ra: “sự đầy đủ của nguyên khí đều do khí của Tỳ Vị không tổn thương, mà sau đó mới tu dưỡng được nguyên khí. Nếu cái gốc là Vị khí bị yếu, ăn uống tự tăng lên tuỳ tiện, thì khí của Tỳ Vị đã bị tổn thương, mà nguyên khí cũng không đầy đủ; tật bệnh từ đó mà sinh ra (Tỳ Vị luận)

– Tỳ Vị hư thực truyền biến luận) nhận định khí của Tỳ Vị bất túc là mấu chốt tạo nên chứng Khí hư; Đồng thời nói lên Tỳ Vị khí hư là nguồn gốc thứ nhất về mọi diễn biến của tật bệnh. Cho nên người Tiên thiên bất túc và hậu thiên không điều hoà, rất dễ mắc chứng này. Nhưng hai loại này có nhân quả lẫn nhau, không cắt rời hoàn toàn. Khi lâm sàng biện chứng nên nắm vững chủ, thứ. Cần nói rõ thêm: mùa Hạ nóng nực hầm hập, ép mồ hôi ra ngoài, rất dễ hao thương nguyên khí; Thích chí luận sách Tố Vấn nói “Khí hư mình nóng đó là thương thử” cho nên thấy đoản hơi, ra mồ hôi, tinh thần mỏi mệt ở chứng này.

Trong quá trình diễn biến tật bệnh của chứng này, có thể biểu hiện những chứng trạng lẫn lộn. Ví dụ do khí hư mà sự vận hành không thư sướng, có thể là “khí hư trướng bụng” có chứng trạng trướng bụng thiểu khí, đại tiện lỏng loãng; Do khí hư mà ngoại tà xâm nhập, có thể là “khí hư phát nhiệt” xuất hiện các chứng trạng cảm mạo phát nhiệt, xu thế nhiệt hoặc cao hoặc thấp, mỏi mệt đoản hơi; Do khí hư mà Tỳ vận hóa không mạnh, đàm thấp tụ ở trong, có thể là “khí hư đàm thấu” có chứng trạng khái thấu đoản hơi, đờm nhiều mà nhớt, kém ăn, tinh thần mỏi mệt; Do khí hư mà tân dịch không phân bố khiến cho tạng phủ, cơ nhục và bì mao không được ấm áp mềm mại, có thể là”khí không sưởi ấm” có chứng trạng gầy còm, tinh thần mỏi mệt, bì mao không nhuận, thể ôn hạ thấp, sức chống bệnh giảm sút, V. V.. Do khí hư không hóa được thủy, ảnh hưởng đến công năng khí hóa của Tỳ, Phế, Thận và Tam tiêu, có thể là “khí hư nước tràn lan” xuất hiện chứng thủy thũng, tiểu tiện không lợi, nước tiểu nhỏ giọt không dứt hoặc long bế; Do khí hư không thống nhiếp được huyết dịch, có thể là “khí không nhiếp huyết”, có chứng trạng đổ máu mũi, khạc ra máu, thổ ra máu, tiểu tiện ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết dưới da, có mối liên hệ âm dương hỗ căn với nhau, cho nên khí hư mà không sinh hóa được huyết dịch, ảnh hưởng tới sự nương tựa sinh sôi của huyết, có thể là “khí huyết đều hư”, xuất hiện các chứng trạng chóng mặt hoa mắt, sắc mặt không tươi, hụt hơi biếng nói, hồi hộp, không nghĩ gì đến ăn uống, mạch Tế, chất lưỡi nhợt bệu. Vì khí hư lâu ngày, nguyên khí tổn thất lớn, còn có thể biểu hiện các tình huống “trung khí hạ hăm”, “khí âm đều hư” và “nguyên khí hư thóat” không thể nói hết được ở đây. Tóm lại vì bệnh tật biến hóa của chứng này rất nhiều, lâm sàng cần phân tích tiêu bản, trước sau, hư thực của chứng hậu mà phân tích.

Chẩn đóan phân biệt

– Chứng Dương hư với chứng Khí hư, cả hai đều biểu hiện hư chứng toàn thân, bộ vị bệnh biến trên lâm sàng cũng tương tự. Nhưng mà khí thuộc Dương, Dương hóa khí, Dương hư là chỉ Dương khí hư. Cho nên hai chứng này có mối liên hệ nhân quả lẫn nhau; phân biệt theo nguyên nhân và bệnh cơ thì hai chứng này đều phú bẩm bất túc, nội thương ăn uống mệt nhọc, hoặc do tuổi già, sau khi ốm… là những nhân tố tạo nên nguyên khí bất túc, công năng của Tạng Phủ suy thóai dẫn đến Hư chứng. Nhưng hàn tà xâm phạm rất dễ thương Dương, làm trở ngại sự vận hành của í, đó lại là một nhân tố chủ yếu dẫn đến chứng Dương hư; phân biệt theo biểu hiện lâm sàng thì cả hai đều có những chứng trạng tinh thần mỏi mệt, đoản hơi, biếng nói, thanh âm thô tự ra mồ hôi, chất lưỡi nhạt. Còn chứng Khí hư thì lấy chữ “Hư làm chủ yếu, hiện tương hàn không rõ ràng, mà chứng Dương hư thì có đủ các đặc trưng “Hư hàn”đây là điểm chủ yếu trong chẩn đóan phân biệt. Chứng khí hư có thể thấy tấu lý thưa hở không kín đáo, xuất hiện các triệu chứng sợ gió; Chứng Dương hư thì do dương khí không ấm áp và nung nấu bốc lên, xuất hiện các triệu chứng cơ thể và chân tay lạnh. Chứng khí hư mạch Hư Tế vô lực. Chứng Dương hư mạch Trầm Tế hoặc Tế Trì. Chứng khí hư tiểu tiện vô lực hoặc di niệu, đại tiện lỏng loãng. Chứng Dương hư tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, nặng hơn thì Tỳ Thận dương hư, còn thấy các chứng đại tiện lỏng ra nguyên đồ ăn không tiêu và thủy thũng. Như vậy thì thấy, Khí hư phát triển thêm một bước có thể dẫn đến Dương khí hư, Dương khí hư phải có đủ các biểu hiện của Khí hư. Qua phép điều trị thì thấy, nguyên tắc điều trị chứng Khí hư là bổ khí, nguyên tắc điều trị chứng Dương khí hư là ôn dương ích khí.

– Chứng Khí hãm với chứng Khí hư, cả hai đều là Hư chứng do nguyên khí bất túc. Chứng Khí hãm là biểu hiện một loại bệnh biến của Khí hư trên lâm sàng, nó phản ảnh cụ thể sự nâng lên vô lực của Khí, và nó cũng có liên quan đến khí nâng lên vô lực của Tạng Phủ Tỳ, Vị, Thận, Bàng quang, Đại trường, hai mạch Xung Nhâm và Kinh Lạc. Cho nên chứng Khí hãm không chỉ có đầy đủ một số biểu hiện của chứng Khí hư, mà còn đột xuất nổi lên những đặc trưng trung khí hạ hãm, cơ quan phần dưới cơ thể không bền, nguyên khí nâng lên vô lực. Điểm chủ yếu đê phân biệt giữa hai chứng này là:

  1. Đều có biểu hiện về khí hư, nguyên khí bất túc, công năng của Tạng Phủ bị giảm sút nhưng chứa Khí hãm chủ yếu là lấy nguyên khí n vô lực, trung khí hạ hãm.
  2. Chứng Khí hư có biểu hiện lâm sàng toàn thân, có thể tuỳ theo tật bệnh và bộ vị của Tạng Phủ khác nhau mà biểu hiện chứng trạng bất nhất; mà Chứng Khí hãm chủ yếu là Tỳ Vị trung khí hạ hãm, bộ vị bệnh biến trọng điểm ở Trung, Hạ tiêu, đa số có các chứng trạng bụng dưới nặng trệ, hạ lợi thóat giang, sa dạ con, băng lậu v.v
  3. Chứng Khí hư chủ yếu là bổ Khí, mà chứng Khí hãm chủ yếu là nâng nguyên khí lên…

Y văn trích dẫn

– Tà khí thịnh thì Thực, nguyên khí đoạt thì hư (Thông bình hư thực luận – Tố Vấn).

– Hậu về đoản hơi: Người thể trạng Thực là không có hiện tượng hàn nhiệt, hơi thở đoản khí bất túc. Thực thì khí thịnh. Thực thì khí nghịch không thông cho nên đoản khí. Có trường hợp Phế hư thì thiểu khí bất túc, cũng khiến cho đoản khí, người đó thở nhẹ, như không đủ hơi để thở (khí bệnh chư hậu – chư bệnh nguyên hậu luận).

– Can mắc bệnh… hư thì mắt mờ không tỏ, tai nghe kém, hay sợ như có người sắp đến bắt – Tâm mắc bệnh… hư thì ngực bụng to, đau xiên suốt từ hạ sườn ra đau lưng. Tỳ mắc bệnh… hư thì bụng đầy sôi bụng, tiện lỏng ra đồ ăn không tiêu – Phế mắc bệnh… hư thì khí không đủ thở, tai điếc họng khô. Thận mắc bệnh… hư thì đau vùng ngực, bụng trên bụng dưới to, tâm tình kém vui (Tạng khí pháp thời luận – Tố Vân).

– Khí hư nên bổ ở phần trên như dùng các vị Nhân sâm, Hoàng Kỳ. Tinh hư nên bổ ở phần dưới như dùng các vị Thục địa, Câu kỷ. Dương hư nên bổ và làm ấm áp như dùng các vị Quế, Phụ can khương. Âm hư nên bổ và làm cho mát như dùng các vị Mạch đông, Thược dược, Sinh địa(Tân phương bát trận-Cảnh Nhạc toàn thư).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận