Xin chào các bậc phụ huynh và các em.
Lưu ý bài viết này chỉ dành cho các bạn chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học
Tôi xin tự giới thiệu, tôi từng học chuyên ngành Bác sỹ y học cổ truyền – trường Đại học Y Hà Nội. Tôi viết bài này với hy vọng có thể gửi 1 chút kinh nghiệm đã qua của chính cá nhân tôi về lĩnh vực lựa chọn ngành học của con em các bạn sau khi đã học hết chương trình phổ thông.
Nhiều em học sinh, thậm chí cả các bậc phụ huynh có con tốt nghiệp phổ thông, chuẩn bị ngưỡng cửa vào đại học. Trước mắt các em là cả 1 tương lai, vậy phải chọn ngành nào và học ngành nào để sau này các em có thể làm việc với nghề mình đã học.
Nhiều người tự thắc mắc có nên cho con em học bác sỹ y học cổ truyền không? Tôi xin đưa ra đây 1 vài thông tin để cho bạn tự lựa chọn cho chính mình:
1. Trước hết, y học cổ truyền đào tạo bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng … y học cổ truyền, khám chữa bệnh bằng những phương pháp YHCT (Thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu, xoa bóp….)
Theo quy định mới nhất của bộ y tế ban hành và có hiệu lực năm 2016: sau khi bạn học và tốt nghiệp bác sỹ y học cổ truyền, bạn chỉ được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, không được khám chữa bệnh trong lĩnh vực khác. (Thông tư 41/2015 sửa đổi – phần phụ lục đính kèm) và các trường đại học y dược cũng không nhận đào tạo sau đại học chuyên ngành khác cho bằng bằng bác sỹ y học cổ truyền (mà chỉ đào tạo sau đại học y học cổ truyền).
Cũng theo quy định này, sau khi bạn tốt nghiệp, bạn phải công tác trong 1 cơ sở khám chữa bệnh có giường bệnh nội trú, thời gian công tác đủ 18 tháng, bạn mới được cấp giấy phép hành nghề, lúc đó chữ kí của bạn vào bệnh án mới có giá trị pháp lý, và có quyền khám chữa bệnh trên bệnh nhân. Vấn đề ở chỗ, sau khi ra trường, bạn có xin vào được làm hợp đồng ở 1 cơ sở khám chữa bệnh như vậy không?
Cũng theo thông tư này, bạn tốt nghiệp bác sỹ y học cổ truyền hệ chính quy học 6 năm, sau khi tốt nghiệp, vai trò sẽ tương tự như 1 bạn y sỹ y học cổ truyền học 3 năm, chỉ hơn các bạn đó 2 chữ bác sỹ, và kiến thức y khoa về mặt bệnh học.
Thực trạng hiện nay: Hiện trạng hiện nay, trên toàn quốc có nhiều trường đại học y chính quy, đào tạo bác sỹ y học cổ truyền, hàng năm số lượng sinh viên tốt nghiệp bác sỹ y học cổ truyền rất nhiều.
Tôi xin đơn cử tại Hà Nội, Trường học viện Y học cổ truyền Việt Nam, 1 khóa học tốt nghiệp bác sỹ chính quy khoảng 800 sinh viên (bằng cả 1 khóa tốt nghiệp bác sỹ tại Đại học Y Hà Nội (gồm Y đa khoa, Y cổ truyền, RHM, YHDP).
Chưa kể, số lượng y sỹ y học cổ truyền, lương y, bác sỹ y học cổ truyền học bên Trung Quốc, 1 năm số lượng sinh viên đó tốt nghiệp sẽ tồn dư.
Nhu cầu thực tế cần tuyển bác sỹ y học cổ truyền tại các bệnh viện y học cổ truyền, hoặc khoa y học cổ truyền của bệnh viện đa khoa rất thấp. Đơn cử, tại sở y tế Nam Định năm 2016: tuyển dụng viên chức ngạch bác sỹ ngành Y tế năm 2016, có 111 chỉ tiêu, trong đó không có 1 chỉ tiêu nào dành cho bác sỹ y học cổ truyền. Ngay cả nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân cũng không có nhiều. 2. Nhưng nếu bạn học Bác sỹ đa khoa, sau tốt nghiệp bạn có quyền được học tất cả các chuyên ngành nếu muốn ( nội, ngoại, sản, nhi, mắt, da liễu, nội tiết, huyết học, y học cổ truyền, y học dự phòng, sinh hóa, chẩn đoán hình ảnh, …. ) có nghĩa là sau khi bạn học Bác sỹ đa khoa, thì bạn có quyền học định hướng bất kỳ ngành nào mà bạn muốn.
Hiện tại, một số trường ngành bác sỹ y học cổ truyền điểm trúng tuyển cũng khá cao, ngang ngửa với bác sỹ đa khoa, nên bạn có thể cho con bạn học trường điểm không cao nhưng là ngành đa khoa con bạn sẽ có nhiều cơ hội làm việc hơn
Tất nhiên, nếu bạn có cơ hội cho con bạn làm trong lĩnh vực y học cổ truyền (gia đình bạn gia truyền, có mối quan hệ xin việc…) thì bạn cũng có thể cân nhắc học ngay từ đầu.
3.Thực trạng điều trị y học cổ truyền:
+ Điều trị bằng thuốc đông y:
– Nếu con bạn không trong gia đình truyền thống, thì việc phát triển và kinh nghiệm điều trị thuốc y học cổ truyền sẽ mất thời gian, vì con bạn sẽ phải tự đúc rút…
– Thuốc y học cổ truyền hiện nay khá nhiều trôi nổi, nếu bạn từng qua khoa Chống độc – Bệnh Viện Bạch Mai, bạn sẽ thấy ở đây bệnh nhân ngộ độc thuốc đông y khá nhiều (do nguồn thuốc không rõ ràng, do bảo quản….)
Tất nhiên, không ai dám phủ nhận hiệu quả điều trị thực sự của thuốc đông y, trước đây các cụ chỉ cần 3-5 thang, nhưng giờ 10 thang có khi bệnh nhân cũng chưa đáp ứng gì.
+ Điều trị không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp…)
– Nếu bạn học tốt, bạn có thể điều trị bệnh nhân ngay khi bạn còn là sinh viên.
Lời khuyên:
Theo tôi, bạn muốn con bạn học bác sỹ y học cổ truyền, xin hãy cân nhắc nhiều khía cạnh, nếu gia đình bạn có truyền thống, hoặc có mối quan hệ, có cơ hội cho con bạn phát triển trong lĩnh vực y học cổ truyền, thì việc học xong con bạn không phải quá lăn tăn.
Nhưng nếu con bạn không thuộc các diện trên, tôi khuyên bạn hãy cho con bạn học bác sỹ đa khoa, bác sỹ răng hàm mặt thì cơ hội ra trường xin việc của con bạn sẽ nhiều hơn nhiều. Thậm chí sau khi đã tốt nghiệp, bạn muốn con bạn làm YHCT, bạn có thể cho con bạn học thêm 1 năm định hướng YHCT, con bạn vừa vũng kiến thức tây y, vừa làm được đông y.
Mong bạn có sự lựa chọn tốt nhất cho mình.
Chào bs. cho em hỏi là bsi yhct có thể mở phong mach cham cuu tai nha va ban thuong dong y duoc khong a
Chào bạn. Bạn hoàn toàn có thể mở phòng mạch nếu bạn đủ giấy phép hành nghề, hoặc thuê giấy phép hành nghề. Thân ái
Chào BS năm nay em dự định sẽ vào học YHCT, nhưng hiện tại em lại đang mang bệnh viêm gan B mãn tính, và bệnh của em là do di truyền. Em thắc mắc rằng, liệu bệnh của em có ảnh hưởng gì tới việc trở thành BS YHCT của em sau này không ạ? Mong BS giải đáp giúp, em cảm ơn BS ạ!
Chào bạn. Mình cũng không rõ ngành Y có cấm bác sỹ mang bệnh được học và công tác không? Trong điều kiện thi, và học, và xét tuyển công tác tôi chưa thấy mục đó. Mong bạn tìm hiểu thêm, thân ái
Chào BS. em thắc mắc liệu học yhct xong mình có thể có khả năng làm thêm chuyên ngành vật lí trị liệu được không ạ
Chào bạn. Theo luật thì không bạn nhé. Nhưng nếu bạn xin vào nhà nước được, thì bạn có cơ hội hơn.
Chào BS, em đang là sv năm 5 y đa khoa. Ko có sự quen biết, gia đình không có truyền thống đông y. Em có vài thắc mắc mong bs giành chút thời gian giải đáp giúp em:
1. Theo em tìm hiểu thì bsdk không được thi nội trú YHCT phải ko? Nếu không đc thì sẽ theo học hướng chuyên khoa phải ko?
2. Sau khi ra trường thì theo qui định em sẽ phải nhận nhiệm sở , trường hợp nhiệm sở nhận là một khoa khác thì làm sao để được học tiếp YHCT?
3. Ngoại ngữ cho ngành YHCT là tiếng Trung, vậy còn tiếng Anh có lợi ích gì cho chuyên ngành ko?
4. Trong chương trình đa khoa em có đc tiếp xúc môn YHCT, nhưng ít ỏi, bây giờ định hướng rõ ràng là đi theo YHCT nhưng ko biết bắt đầu từ đâu. Tìm hiểu và học theo khung chương trình YHCT hay tiếp cận theo các sách y cổ (Kinh dịch, Hải Thượng y Tông tâm lĩnh, Tuệ Tĩnh, trung y học khái luận…)
5. cơ hội nghề nghiệp ở nước ngoài về mảng YHCT như thế nào, BS có biết xin chia se.
Chào bạn. Bạn học y đa khoa, sao không theo tiếp tây y mà lại muốn chuyển sang đông y sau khi tốt nghiệp. Y đa khoa có thể học rất nhiều ngành khác nhau, và cơ hội cũng rất rộng mở. Nếu bạn không có điều kiện, có thể làm ở các bệnh viện tư nhân. Tôi có quen 1 số sinh viên khi ra trường, 1 người là bác sỹ đa khoa vào làm viện tư nhân, tháng 700$/tháng, trong khi bạn khác học YHCT ra trường, làm lương 3 triệu/tháng.
Vì bạn hỏi, nên tôi cũng xin chia sẻ những thắc mắc của bạn
1. Tôi không rõ quy định học đa khoa có được thi nội trú hay không. Bạn nên đến phòng đào tạo sau đại học của trường để được hỏi rõ hơn. Nếu không được thi, bạn muốn làm về YHCT bạn cần phải học định hướng (với đại học Y Hà Nội, 1 năm, và thường khai giảng rất sớm, thường vào tháng 6, bạn nên xem lịch khai giảng của trường để được biết thông tin)
2. Bạn nói bạn sau tốt nghiệp nhận nhiệm sở, như vậy bạn là đối tượng cử tuyển của sở y tế gửi đi học? Nếu mà như thế, sở phân công làm như thế nào, mình phải theo. Muốn học tiếp bạn cần phải xin sở y tế nơi bạn công tác.
3. Ngoại ngữ cho ngành YHCT thường là tiếng trung. Vì ngành đông y (y học phương đông) có một số nước nổi bật như trung quốc, nhật, hàn, việt nam… Còn tiếng anh nếu có sẽ giúp bạn phát triển bệnh học tốt hơn (bệnh học YHHĐ), hoặc nếu có điều kiện bạn ra nước ngoài công tác.
4. YHCT bạn chưa nhất thiết phải đọc những sách cổ, mà muốn hiểu được sách cổ, bạn nên tiếp xúc với những bài giảng trong sách bài giảng mới của bộ y tế. Các thầy đã đúc kết từ sách và viết cho chúng ta dễ hiểu hơn. Khi đạt đến 1 trình độ nhất định, bạn đọc sách cổ sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn.
5. Một số nước trên thế giới có nhu cầu bác sỹ YHCT, thực chất là cơ sở chăm sóc sức khỏe. Trước tôi có được 1 việt kiều ở Nga mời sang bên đó để phụ trách mảng xoa bóp bấm huyệt, châm cứu …
Thân ái
chào em, chị làm bs yhct 1 năm rồi. ch thấy yhct nhiều cái hay. hiện tại thu nhập chỉ tầm 7-8 triệu, bán ch 1 số thấp hơn hay cũng có bạn 10-15 tr. nếu em thích thì cứ theo. mỹ, châu âu bây h yhct phát triển rồi. nên tiếng ăng cũg k dư đâu
Tôi thấy bạn tư vấn rất chuẩn ,bạn hiểu rất sâu sắc và đầy đủ thực trạng của nghành yhct hiện nay ,tôi cũng là một bs yhct nên rất thấu hiểu và buồn chán về nghành yhct của việt nam ,nếu con tôi sau này mà muốn theo nghành y thì cũng quýêt không theo học bs yhct như tôi nữa ,bởi vì cơ chế nhà nước này không quan tâm đến yhct và mặc cho nó tự phát triển như cỏ dại không cần đầu tư và chăm sóc.
o các benh viện ở hàn quốc thuốc yhct là lụa chọn ban đau cho benh nhân. vn cho phat trien yhct nhưng lại đặt nó ở vị trí cuối hạn uu tiên. chúng ăn tiền của dân nhưng bsyhct hay nhân viên trong khoa thì chẵn có con mẹ gi ngoai cái luong như điều dương.noi cái khoản cho tiền thủ thuật thôi mà nó còn mạp mờ mỗi nơi làm mỗi khác,
Đã từng học BS Y học cổ truyền rồi sao không yêu nghề mà còn xuyên tạc vậy.
Chào bạn. Đây là tâm sự, chia sẻ của 1 bác sỹ, Và thực trạng ngành hiện nay, cũng như quy định cụ thể của bộ y tế.
Thực trạng 1 ngành khác, bạn có thể tham khảo tâm sự của 1 bác sỹ vừa tốt nghiệp
http://vnexpress.net/tin-tuc/tam-su/6-nam-hoc-y-chang-nhe-toi-lai-phai-di-xach-vua-3448366.html
6 năm không phải dài, nhưng cũng không phải ngắn, đôi khi 1 quyết định sai, có thể đưa chúng ta đi sai
Cái Ông Trần Đại Việt này bình luận vô trách nhiệm quá. Bài viết này rất có giá trị cho những người đang định theo đuổi ngành y học cổ truyền tại Việt Nam. Xã hội chúng ta ngày nay đang vấp phải tình trạng như bài viết này đề cập, chưa kể việc một số Trường đào tạo y học hệ Trung Cấp, ra bằng y sĩ Y Học Cổ Truyền đạo tạo ra chẳng có chất lượng gì, rồi hứa hẹn, truyền cho người ta suy nghĩ tích cực là “sẽ được liên thông cao đẳng, đại học”. Ở đời ai mà không mơ, ai mà không tham công danh, lợi lộc. Ai chả muốn làm bác sĩ, kỹ sư? Để rồi sự thật là mất tiền, mất thời gian, rồi trở thành con cừu non cho người khác vặt lông. Bài viết rất có tâm, tôi xin phép share lên facebook để nhiều người hiểu rõ vấn đề.