[Cơ xương khớp] Viêm Khớp Vảy Nến

VIÊM KHỚP VẨY NẾN


I. ĐẠI CƯƠNG VIÊM KHỚP VẨY NẾN


Viêm khớp vẩy nến (VKVN) là một bệnh tự miễn chiếm tỉ lệ 1 – 2%, chiếm tỉ lệ khá lớn ở bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến. độ tuổi thường từ 35 – 55, nam và nữ có tỉ lệ mắc bệnh như nhau. Bệnh VKVN có tinh chất gia đình (tĩ lệ 50%). Biểu hiện lâm sàng chính của bệnh viêm khớp vẩy nến là viêm các khớp không đối xứng, tổn thương vẩy nến ở da và móng, bệnh nhậy cảm với điều trị thuốc methotrexat.

Cơ chế bệnh sinh của bệnh VKVN hiện nay chưa biết rõ, mặc dù yếu tố gen giữ vai trò quan trọng trong nguyên nhân bệnh với tỉ lệ mắc bệnh này ở người song sinh là 70%.


II. CHẨN ĐOÁN VIÊM KHỚP VẨY NẾN


1. Chẩn đóan xác định

Dựa chù yếu vào các triệu chứng lâm sàng khớp, các tổn thương da, và cận lâm sàng:

– Viêm khớp không đối xứng (chủ yếu khớp ở chi dưới: khớp gối, khớp bàn cổ chân…).

– Hình ảnh ngón chân, ngón tay hình khúc dồi.

– Tổn thương da vẩy nến ở da mặt, thân, các chi và vùng da đầu.

– Tốn thương các móng tay.

– Các xét nghiệm cận lâm sàng:

+ Chụp Xquang các khớp viêm: có thể thấy hình ảnh viêm khớp cùng chậu (ờ một hoặc hai bên) hình ảnh mất chất khoáng, hẹp khe khớp, có thể tổn thương xương ở giai đoạn muộn.

+ Siêu âm các khớp viêm, các điểm bám gân: có thể thấy hình ảnh viêm, tràn dịch các điểm bám gân hoặc dầy màng hoạt dịch, tràn dịch khớp.

+ Tốc độ máu lắng thường tăng nhiều. Protein c phản ứng: tăng > 5mg/dl. Acid uric máu: thường tăng > 420mmol/ml. Xác định yếu tố HLA-B27: dương tính (> 30%). Xác định yếu tố dạng thấp (RF): thường âm tính (đẻ chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm khớp dạng thấp).

+ Xét nghiệm tổn thương da: sinh thiết da.

2. Chẩn đoán phân biệt

– Hội chứng Reiter (tam chứng Reiter: viêm khớp, viêm niệu đạo, viêm kết mạc mắt).

– Gút: viêm khớp vẩy nến có tổn thương da đặc hiệu.

– Viêm khớp dạng thấp: tổn thương khớp nhỏ và nhỡ có tính chất đối xứng, có cứng khớp buổi sáng, biến dạng khớp, yếu tố dạng thấp dương tính…

-Thoái hóa khớp: gặp ở người lớn tuổi, đau và hạn chế vận động các khớp chịu lực (khớp gối, khớp háng, cột sống…).


III. ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP VẨY NẾN


1. Vật lí trị liệu

Vật lí trị liệu và vận động liệu pháp mục đích để phục hồi chức năng vận động, chống teo cơ, dính khớp.

Áp dụng tắm bùn, tắm nước khoáng, chiếu tia cực tím, sóng siêu âm, xoa bóp, tập vận động các khớp…

2. Thuốc

• Thuốc giảm đau

-Acetaminophen (paracetamol, Dolodon, Tylenol…) 0,5g X 2 – 4 viên /24giờ.

– Floctafenin (Idarac) 200mg X 2 viên/24giờ.

• Thuốc chống viêm không steroid: mục đích kiểm soát tình trạng viêm khớp, có thể lựa chọn một trong các loại thuốc sau (lưu ỷ tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng phụ);

– Diclofenac (Voltaren) viên 50mg X 2 viên/ngày chia 2 hoặc viên 75mg X 1 viên/ngày sau ăn no.

Có thể sử dụng dạng ống tiêm bẳp 75mg/ngày trong 2 -4 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

– Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg X 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày X 2 – 4 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

– Piroxicam (Felden) viên hay ống 20mg, uống 1 viên /ngày uống sau ăn no hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 2 – 4 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

– Celecoxib (Celebrex) viên 200mg, liều 1 đến 2 viên/ngày sau ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và thận trọng hơn ở người cao tuổi.

• Corticoid: chỉ điều trị tiêm tại khớp hoặc các điềm bám gân.s

• Thuốc tác dụng chậm

– Methotrexat 7,5 – 20mg/tuần, có thể dùng đường tiêm tĩnh mạch 10 – 20mg/tuần.

– Sulfasalazin (Salazopyrine) 1000 – 2000mg/24 giờ.

• Thuốc ức chế miễn dịch

– Cyclosporin A (Neoral): 50 -150mg/24 giờ.

– Thuốc ức chế yếu tố hoại tử u (TNF) alpha: infliximab (Remicad).

• Các thuốc khác

-Tiền vitamin E: 30mg/24 giờ.

– Liệu pháp tia: điều trị phối hợp methoxypsoralen với tia tử ngoại sóng dài chỉ định đối với bệnh nhân có tổn thương da nhiều.

-Thuốc bôi các tổn thương vẩy nến ở da: mỡ salicyle 5%, 10%, vitamin D và dẫn chất.

• Thuốc điều trị phối hợp

– Bệnh nhân có biểu hiện viêm dạ dày-hành tá tràng: omeprazon 20mg/24 giờ.

– Bệnh nhân dùng corticoid, có loãng xương: calcitonin (Miacalcic, Rocalcic) 50-100UI/24 giờ (tiêm bắp hoặc xịt mũi), biphosphonat (Fosamax, Alenta…) 70mg/tuần, calci 0,5-1 g/24 giờ.

– Bệnh nhân có thoái hóa khớp thứ phát: diacerin (Artrodar) 50-100mg/24giờ, glucosamin sulfat (Viartril-S, Bosamin, Lubrex-F…) 1-1,5g/24 giờ, chondroitin 0,5 -1g/24 giờ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Taylor w, Gladman D, Helliwell p, Marchesoni A, Mease p, Mielants H (2006), “Classification

criteria for psoriatic arthritis: Development of new criteria from a large international study", Arthritis

Rheum. Jul 26 2006; 54 (8): 2665 – 2673.

2. Rozenblit M, Lebwohl M (2009), “New biologies for psoriasis and psoriatic arthritis". Dermatol

Ther. Jan – Feb 2009; 22 (1): 56 – 60.

3. Cuellar ML, Silveira LH, Espinoza LR (1994). “Recent developments in psoriatic arthritis". Curr

Opin Rheumatol. Jul 1994; 6 (4): 378 – 84.

4. Mease p, Goffe BS (2005), “Diagnosis and treatment of psoriatic arthritis”,

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận