Trong âm hộ phì hơi ra có tiếng kêu giống như đánh hơi, thì gọi là âm xuy.
Tiếng kêu của âm hộ liên tục, mà hơi phì ra cũng không hôi thôi như trung tiện, người có chồng hay chưa chồng đều có thể mắc bệnh này; ở xã hội cũ, do tư tưởng phong kiến trói buộc, thường thường tự cho đó là một loại bệnh phải dấu diếm, không nói với ai, đến khi bệnh phát triển nặng thì thường lúc đứng ngồi trăn trở là có tiếng kêu liên tục. Bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh phát hiện ở chỗ đông người, thì người bệnh cảm thấy rất khó chịu, nên cũng cần phải chữa.
NGUYÊN NHÂN BỆNH
Nguyên nhân bệnh này, vì tân dịch trong đại trường khô cạn, cốc khí kết đọng lại mà không lưu thông. Nhưng nguyên nhân làm cho cốc khí không lưu thông lại có 3 loại sau đây:
- Vị táo
Vị khí tiết xuống, tân dịch không đủ, mà trong dạ dày khô táo.
- Đờm thấp
Đờm ẩm cố kết lại ở trung tiêu, tân dịch trong dạ dày không thông xuống được.
- Thân thể hư nhược
Tân dịch trong trường vị bị thiếu.
BIỆN CHỨNG
- Chứng vị táo
Âm hộ phì hơi mà sắc mặt vàng nhợt, da dẻ nhăn nheo, bụng nóng bứt rứt, miệng ráo, họng khô, tiểu tiện vàng, đại tiện bí, rêu lưỡi vàng nhợt mà mỏng, mạch trầm tế mà sác.
- Chứng đờm thấp
Am hộ phì hơi mà sắc mặt trắng bệch thân thể béo mập hoặc ho nhiều mà nhiều đờm hoặc nôn mửa nước dãi, trong miệng nhạt nhớt, đầu choáng váng, tim hồi hộp ít ngủ, không biết đói, tiểu tiện ít, đại tiện táo bón, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trì huyền hoặc kiêm hoạt.
- Chứng khí hư
Âm hộ phì hơi mà trong bụng cảm thấy như trọc khí sa xuống, sắc mặt trắng bệch, tiếng nói thấp nhỏ, đầu nặng có lúc đau, tinh thần mỏi mệt, sợ lạnh, đoản khí, kém sức, eo lưng và tay chân rũ mỏi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư nhược.
CÁCH CHỮA
Chứng âm hộ phì hơi tuy có những vị táo thấp, khí hư khác nhau, nhưng tóm lại đều do ở kinh dương minh bị khô ráo, khi đồ ăn kết đọng lại mà không lưu thông, do đó cách chữa cốt làm nhuận táo ở dương minh để tiêu tan sự kết đọng của khí đồ ăn. Dạ dày ráo thì nên dùng phép nhuận, làm cho tân dịch đầy đủ lưu thông, dùng bài Trư cao phát tiễn (1) làm chủ yếu, nếu đại tiện không thực thì nên giữ cho đại trường khỏi hư yếu, để tiêu tan đồ ăn còn kết đọng, có thể dùng bài Kha lê lặc hoàn (2) như trong sách y tông kim giảm; đờm thấp thì nên trừ đờm lợi thấp để dẫn tân dịch ở dạ dày đi xuống, dùng Quất bán quế linh chi khương thang (3) làm chủ yếu; khí hư thì chỉ bổ khí là tân dịch tự nhiên đầy đủ, dùng bài BỔ trung ích khí thang (4) gia Hoàng liên sao rượu mà chữa; khí trung tiêu hãm xuống thì nên bổ khí để thăng đề dùng bài Thập toàn đại bổ thang (5) gia Thăng ma, Sài hồ mà chữa.
PHỤ PHƯƠNG
- Trư cao phát tiễn (Kim quỹ yếu lược)
Mỡ lợn nửa cân
Tóc rối 3 cục bằng quả trứng gà
Tóc rối bỏ vào trong mô lợn mà nấu, tóc tan hết là được, chia ra uống hai lần.
- Kha lê lặc hoàn (Y tông kim giám)
Kha lê lặc Trần bì Hậu phác
Các vị liều lượng bằng nhau, tán bột làm hoàn với mật viên to bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 15 đến 20 viên.
- Quất bán quế linh chi khương thang (Ôn bệnh điều biện).
Bán hạ 72g Phục linh 16g
Tiểu chỉ thực 36g Sinh khương 16g
Quất bì 18g Cam lan thuỷ (1) 10 bát
Quế chi 36g
Sắc lấy 4 bát, chia làm 4 lần, ngày uống 3 lần, đêm uống 1 lần, uống đến khí khỏi thì thôi. Khi khỏi bệnh rồi thì cho uống thuốc ôn trung bổ tỳ, khiến cho nước không tích tụ lại là chủ yếu.
- Bổ trung ích khí thang (xem Băng huyết rong huyết).
- Thập toàn đại bổ thang (xem Kinh nguyệt không đều).