Triệu chứng tiêu hoá trong sốt xuất huyết

Hội chứng tiêu hoá đứng hàng thứ 4 ở bệnh Sốt xuất huyết sau 3 hội chứng nhiễm khuẩn, xuất huyết và tim mạch. Trong tổng số (6027 bệnh nhân của QĐc ở vụ dịch 1975 có 3.886 có rối loạn tiêu hoá như: đau bụng, sôi bụng, gan to, nôn oẹ, táo bón vv… trong dó đau bụng gặp ở 1592 bệnh nhân (26%), buồn nôn và nôn ở 2.287 (38%).

Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng nổi bật trong hội chứng tiêu hoá, tương đối phổ biến hơn ở bệnh nhi so với người lớn; đau bụng thường âm ỉ, không đau quặn thành cơn, không kèm theo ợ chua và ợ hơi, khu trú ở thượng vị hoặc hạ sườn phải (vùng gan), có khi đau quanh rốn, tỷ lệ đau bụng trung bình từ 15% đến 37% ở bệnh nhân người lớn và từ 39% đến 75% ở bệnh nhi, Tỷ lệ bệnh nhân người lớn có đau bụng chiếm 17% ở Viện 108 (Bùi Đại và cs 1970) trong vụ dịch 1969, 28,5% trong vụ dịch TSN 1974 (Nguyễn Xuân Nguyên, 1974); trong vụ dịch 1975, đau bụng đã được ghi nhận ở 14-18% bệnh nhân tại quân chủng X (Nguyễn Lương và cs, 1975), 17%-37% tại QĐs, 35% tại QĐb, 26% tại QĐc (Nguyễn Trường, 1975; Nguyễn Thiện Thìn, 1975, Đồ Trọng Hái, 1975).

Ở bệnh nhi, tỷ lệ đau bụng nói chung cao hơn: chiếm 45% trong tổng số 1546 bệnh nhân tại Bệnh viện B ở vụ dịch 1969 (Đặc san Sốt xuất huyết, 1970) và từ 39 đến 75,5% trong tổng số 3635 bệnh nhân tại Bệnh viện nhi đồng 1 ở vụ dịch 1972-1973 (Kỷ yếu Bệnh viện NĐ1, 1974).

Có trường hợp bệnh cảnh như một đau bụng cấp giông viêm ruột thừa (Bệnh viện quân khu X) (BS Khả, 1975), thậm chí nhầm là áp xe gan (Bùi Xuân Bách, 1970).

Nguyên nhân gây đau bụng trong bệnh Sốt xuất huyết có thể liên quan đến nhiều yếu tố: do gan sưng và vỏ Glisson bị giàn, do xuất huyết ở dạ dày ruột, hoặc hiếm hơn do tràn dịch màng bụng, đốm xuất huyết ở mạc treo, ở đám rối dương, sưng hạch limphô trong ổ bụng. Theo thông báo kỹ thuật cửa TCYTTG thì đau bụng thường xuất hiện liền sau khi sốc bắt đầu (TCYTTG, thông báo kỹ thuật 1980, -1986).

Nếu chỉ tính những trường hợp Sốt xuất huyết nặng nằm cấp cứu ở Khoa điều trị tích cực Viện 175 thì tỷ lệ đau bụng chiếm tới 57,8% (15/26; Nguyễn Thiện Thin, 1975).

Gan to

ở Sốt xuất huyết gan có thể sưng và đau, thường là đau nhẹ, đau tức âm ỉ nhưng cũng có khi đau nặng, chiếm tỷ lệ từ 10-15% ở bệnh nhân người lớn (31% ở nhóm bệnh nhân nặng người lớn) và 25-55% ở bệnh nhi. Thông báo kỹ thuật của TCYTTG về Sốt xuất huyết năm 1975 và 1980 ghi nhận là gan to gặp ở 60% bệnh nhân lớn tuổi và 90-96% bệnh nhi; kích thước gan to: từ mấp mé cho tới 2-4cm dưới bờ sườn trên đường giừa đòn. Triệu chứng rung gan dương tính nhẹ ở 54% bệnh nhân người lớn và 95% bệnh nhi (Nguyễn Thượng Liễn, 1970; Bùi Xuân Bách, 1970). Khoa nhi Bệnh viện B Hà Nội (1969) nhận xét đau vùng gan là một triệu chứng phổ biến và có giá trị chẩn đoán sớm. Trong thời gian đang có dịch Sốt xuất huyết ở địa phương, có thể căn cứ vào 2 triệu chứng sốt và đau vùng gan dể chẩn đoán nghi ngờ bệnh từ sớm. Đáng lưu ý d một số trường hợp, khi sốc khởi phát, có gan sưng to nhanh.

Chức phận gan ít nhiều bị rối loạn, biểu hiện ở phản ứng lên bông, chức phận chuyển hoá dạm và men chuyển amin, vv…

Ở bệnh nhi, phản ứng Mac Lagan dương tính rõ ở 24%, dương tính tăng nhẹ ở 10% bệnh nhân; men SGPT tăng nhẹ ở 20,2% (Bệnh viện B, 1970); Men SGPT và SGOT tăng cao d bệnh nhân Sốt xuất huyết còn được thông báo ở Bệnh viện nhi đồng 1 năm 1971-1973 (Nguyễn Bá Duy, Ngô Khải, 1974). Ở bệnh nhân người lớn, Viện 108 gặp 7 trong số 44 bệnh nhân có men SGPT cao (18,2%) tại vụ dịch 1969; trong khi đó với đối tượng bệnh nhân nặng, cả 9 bệnh nhân của Viện 175 được xét nghiệm đều có men SGPT cao tại vụ dịch 1975. Vàng da và niêm mạc tương đối hiếm hơn, trung bình thấy ở 1,4 đến 3% bệnh nhân: 2/154 ở Viện 175 (1,4%), 5/328 ở bệnh viện của QĐb (1,5%), 1/67 ở bệnh viện của QCx (1,5%), 2/131 ở bệnh viện của QCy (1,6%), 10/412 ở bệnh viện của QĐa (3%); trong số này, ngoài yếu tố hoại tử nhu mô gan, có những trường hợp huyết tán đái ra huyết cầu tố. Ngoài ra có hiện tượng giám một số yếu tố đông máu như prothrombin, yếu tố V vv… Nguyên nhân gây rối loạn chức năng và tổn thương gan có liên quan với những rối loạn huyết động ở hệ vi tuần hoàn ở gan, gây một tình trạng như “sốc trong gan”. Trong 164 bệnh nhân Sốt xuất huyết nặng vào cấp cứu Khoa điều trị tích cực Viện 175 năm 1975 có 2 trường hợp suy gan cấp (Nguyễn Thiện Thìn, 1975).

Những rối loạn tiêu hoá khác

Đại đa số bệnh nhân có lưỡi bự, đắng miệng (84,3%- 100%); nhiều trường hợp buồn nôn hoặc nón, có khi nôn ra thức ăn và dịch VỊ lẫn máu: 37% ở Viện 108; 34% ở Bệnh viện Bạch Mai, 48% ở Bệnh viện B, 57,6% ở Viện 175 (Bùi Đại 1969, 1970; Bùi Xuân Bách 1970; Nguyễn Thiện Thìn, 1975); táo bón là hiện tượng tương đối phổ biến được ghi nhận ở 85%-90% bệnh nhân tại Bệnh viện B và bệnh viện 5/8 có lẽ do yếu tố mất nước; trong khi đó ỉa lỏng gặp ít hơn hẳn – 2,5% ở Bệnh viện B và 5,3% ở Bệnh viện Việt Nam – Cuba (Bùi Xuân Bách, 1970; Nguyễn Thượng Liễn, 1970); bụng chướng nhẹ cũng ít gặp -2,3% trong số bệnh nhi và 2,8% ở bệnh nhân người lớn (Bệnh viện B, 1969; vụ dịch TSN.

Đáng lưu ý là tại Bệnh viện B phát hiện thấy cổ chướng nhẹ ở 12 bệnh nhi (0,8%) xuất hiện trong kỳ toàn phát và mất nhanh sau 5-6 ngày, do cơ chế thoát huyết tương ra ngoài lòng mạch (Bùi Xuân Bách và cs, 1970).

Bảng RỐI LOẠN TIẾU HOÁ ở Sốt xuất huyết (bệnh nhân nhập viện)

Bệnh nhân

Triệu chứng

Bệnh nhân người lớn Bệnh nhi
Đaư bụng

Gan to, đau

Men SGOT, SGPT cao

Vàng da, niêm mạc

Buồn nôn, nôn

Táo bón

ỉa lỏng

Bụng chướng nhẹ Cổ chướng

15-37% (a) 10-15% (b)

18,2%

1,4-3% 37-57,6% 90% 5,3% 2,8%

39-75% 25-55% 20,2% Một số 48% 85% 2,5% 2,3% 0,8%

Ghi chú: (a) trong Sốt xuất huyết nặng ở người Lớn (57,6%);

(b): trong Sốt xuất huyết nặng ở người lớn (31%).

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận