[Da liễu] Chẩn Đoán, Điều Trị Bệnh Aphte (Áp-Tơ)

BỆNH APHTE (ÁP-TƠ)

1. ĐẠI CƯƠNG BỆNH APHTE (ÁP-TƠ)

– Bệnh aphte được đặc trưng bởi các vết loét ở niêm mạc miệng giới hạn rõ, đau nhiều và dễ tái phát.

– Tiến triển của bệnh có thể khỏi tự nhiên và cho đến nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh. Mục đích điều trị: giảm đau, nhanh lành sẹo và giảm tình trạng tái phát.

– Dịch tễ học: Tỷ lệ: 15-20% dân số. Khởi bệnh ở tuổi 20. Nữ mắc bệnh nhiều hơn nam

2. NGUYÊN NHÂN BỆNH APHTE (ÁP-TƠ)

Nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ. Nhiều tác giả cho rằng đây là một rối loạn qua trung gian tế bào T và có vai trò quan trọng của TNF-a trong cơ chế sinh bệnh

3. YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH APHTE (ÁP-TƠ)

– Chấn thương, stress, thiếu các yếu tố như sắt, vitamin B12, folate, rối loạn nội tiết, nhiễm trùng, dị ứng thức ăn, gen và nhiễm HIV.

4. CHẨN ĐOÁN BỆNH APHTE (ÁP-TƠ)

4.1. Lâm sàng: có 4 dạng

4.1.1. Thể thông thường: thường gặp nhất

– Thương tổn cơ bản lúc đầu là dát đỏ sau đó loét hình tròn hoặc hình e- líp, nông, đáy màu vàng, bề mặt có lớp giả mạc màu trắng ngà, bờ đều, giới hạn rõ, xung quanh là quầng đỏ. Kích thước thường <5mm. Tổn thương rất đau. Bệnh thường lành không để lại sẹo trong 1-2 tuần.

– Vị trí thường gặp: niêm mạc môi, má, mặt dưới lưỡi, sàn miệng, khẩu cái mềm.

4.1.2. Thể khổng lồ:

– Thương tổn là những vết loét lớn kích thước từ 1-3 cm, sâu, có thể diễn tiến đến 6 tuần và khi lành có thể để lại sẹo. Kèm theo có thể có sốt, mệt mỏi.

4.1.3. Aphte dạng herpes: hiếm gặp

– Thương tổn gồm nhiều vết loét nhỏ, đau tương tự như nhiễm Herpes. Số lượng thương tổn có thể lên đến 100. Đau nhiều.

4.1.4. Aphte trong bệnh lý toàn thân

Behcet, Crohn, thiếu vitamin (B12, folate, sắt), HIV, bệnh giảm bạch cầu đa nhân

– Bệnh nhân có sự hiện diện gần như liên tục > 3 thương tổn ở niêm mạc miệng hoặc miệng và bộ phận sinh dục

4.2. Cận lâm sàng

– Giải phẫu bệnh: tẩm nhận bạch cầu đa nhân trung tính quanh mạch máu dưới lớp sừng, phản ứng viêm cấp tính và mạn tính của lớp màng íĩbrin

– Công thức máu

– HIV

– Nội soi đường tiêu hóa

5. ĐIỀU TRỊ BỆNH APHTE (ÁP-TƠ)

5.1. Nguyên tắc điều trị

– Điều trị phù hợp với từng dạng lâm sàng

– Điều trị các bệnh lý toàn thân (nếu có)

– Điều trị triệu chứng

– Giảm tái phát

5.2. Điều trị cụ thể

5.2.1. Tại chỗ

Thuốc

Cách sử dụng

Lựa chọn thứ nhất

Corticoid thoa: loại mạnh

+ Triamcinolone 0,1%

+ Fluocinolone 0,05%

+ Clobetasol 0,05%

+ Betamethasone 0,05%

Thoa 3-4 lần/ngày, không ăn uống gì 30 phút sau đó.

Lựa chọn thứ hai

Triamcinolone tiêm trong sang thương Corticoid dạng xịt (íluticasone hoặc budesonide)

Thuốc tê tại chỗ: lidocaine Nước súc miệng có chlorhexidine

1-5 mg/cm2 1-2 nhát 2-3 lần/ngày Thoa ngày 3 lần 3-4 lần/ngày

Lựa chọn thứ ba

Tacrolimus solution 5mg/ml Cyclosporine 100mg/ml

Ngậm 5ml trong 3 phút sau đó nhổ ra 3-4 lần/ngày,

không ăn uống gì 30 phút sau đó.

5.2.2. Điều trị toàn thân: sử dụng trong dạng lâm sàng Aphte nặng trong bệnh lý toàn thân.

Thuốc

Lựa chọn thứ nhất

+ Colchicine: 0,6mg x 1-2 lần/ngày x 4-6 tuần

+ Dapsone: khởi đầu là 25 mg, có thể tăng lên 75-100 mg/ngày

+ Phối hợp colchicine và Dapsone

+ Prednisone 0,5-1mg/kg x 7-10 ngày

Lựa chọn thứ hai

+ Azathioprine 50-100mg/ngày

+ Pentoxifyline: 400mg ngày x 3 lần/ngày hoặc 800 mg x 2 lần/ngày.

– Tùy từng dạng lâm sàng, bệnh có thể diễn tiến từ vài ngày đến vài tuần, vài tháng. Bệnh thường hay tái phát. 2/3 những bệnh nhân có những thương tổn tái phát sẽ hết bệnh trong vòng 15 năm, 1/3 còn lại bệnh có thể diễn tiến đến 40 năm.

7. PHÒNG NGỪA BỆNH APHTE (ÁP-TƠ)

– Tránh chấn thương vùng miệng

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

– Điều trị các ổ nhiễm khuẩn vùng răng miệng

– Tránh ăn các thức ăn cứng, cay nóng

– Tránh các stress về tâm lý

– Tránh sử dụng các loại kem đánh răng có chứa sodium laudryl sulfate.

– Điều trị tích cực các bệnh kèm theo

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Carl M.Allen, Charles Camisa (2012). Oral disease. Dermatology, vol 1, 3rd edition, Elsevier Saunders, pp.1149-1170.

– Jenifer Nam Choi (2007). Aphthous stomatitis. In Manual of Dermatologic therapeutics, 7th edition, Lippincott William and Wilkins, chapter 3.

– Sook Bin Woo (2012). Biology and Pathology of Oral Cavity. In Fitzpatrick’s Dermatology in general medicine, 8th edition, Mc Graw Hill pp.827-851

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận