[Tiêu hóa] Điều Trị Apxe Gan Ở Trẻ Em


GS. Chu Văn Tường


NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH APXE GAN Ở TRẺ EM

Apxe gan do vi khuẩn và kí sinh trùng gây ra.

• Vi khuẩn: từ các ổ mủ trong cơ thể (viêm ruột thừa, cốt tủy. viêm, vv.) hay do giun đũa dẫn vi khuẩn vào gây viêm đường mật. Vi khuẩn cũng có thể theo đường máu dến gan trong nhiễm khuẩn huyết.

• Kí sinh trùng: Entamoeba histolytica từ đại tràng qua hệ thống tĩnh mạch của đến gan. Ở Việt Nam apxe gan hay gặp là Apxe do giun đũa

TRIỆU CHỨNG – ĐIỀU TRỊ BỆNH APXE GAN Ở TRẺ EM

Hai loại apxe do vi khuẩn và do amip có khác biệt về lâm sàng và điều trị

1. Apxe do giun đũa chui lên ống mật

Lứa tuổi hay mắc là từ 3-5 tuổi. Bệnh qua 3 thời kì:

Thời kì đầu: từ 1-7 ngày có các triệu chứng do giun chui lên ống mât:

– Bệnh nhi uống thuốc tẩy giun trước đó vài ngày.

– Đau bụng dữ dội từng cơn, bệnh nhi ở tư thế “chổng mông”.

– Nôn ra thức ăn hoặc nước mật.

– Khám ấn điểm “sườn lưng” thấy đau.

Thời kì nhiễm khuẩn đường mật: khoảng 1-2 tuần bắt đầu sốt 38-39°C kéo dài. Toàn trạng giảm sút nhưng đau bụng giảm cường độ, chỉ đau âm ỉ, liên tục.

Gan to, dấu hiệu rung gan không rõ.

Xét nghiệm: bạch cầu tăng, đa nhân trung tính chiếm đa số.

Thời kì apxe gan:

– Sốt kéo dài hoặc không sốt.

– Không đau bụng.

– Gan to.

– Toàn trạng suy giảm, kém ăn, thiếu máu, phù dinh dưỡng không có vàng da.

– Siêu âm giúp chẩn đoán

ĐIỀU TRỊ BỆNH APXE GAN Ở TRẺ EM :

Điều trị viêm đường dẫn mật: trước khi biết vi khuẩn gây bệnh, dùng kháng sinh.

Cloramphenicol 100mg/kg/ngày, kết hợp với Gentamycin 5mg/kg/ngày; hoặc Clindamycin 10-20 mg/kg/ngày hay Metronidazol: 20-30 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chậm.

Phối hợp với ngoại khoa dẫn lưu mù khi đã có mủ.

2. Apxe do amip

Triệu chứng:

– Tiền sử đã bị lị nhưng nhiều trường hợp tiền sử không rõ.

– Sốt cao 39-40oC kéo dài và dao động, đôi khi có rét run.

– Toàn trạng giàm sút, biếng ăn, da xanh,mệt mủi

– Gan to, ấn đau. rung gan (+), đau lan lên vai.

Xét nghiệm:

– Bạch cầu tăng.

– Tốc độ lắng máu tăng rất cao.

– X quang: cơ hoành bên phải bị đẩy cao, ít di động.

– Siêu âm giúp quyết định chấn đoán.

– Chấn đoán huyết thanh: tìm kháng thế amip.

Điều trị:

Chế độ ăn: lỏng, nhiều đạm, nhiều vitamin.

Metronidazol (Flagyl. Klion) tác động dốn amip ở ruột cũng như ở bào.

Liều lượng: 30mg/kg/ngày, chia 2 lần, uống trong 5 ngày. Đa số trường hợp điều trị băng Metronidazol thu được kết quả tốt.

Trường hợp nặng phổi hợp Metronidazol với Dehyđrocmetin (Emctin) với liều lượng lmg/kg/ngày trong 5 ngày.

Có thể phổi hợp với Phosphat Cloroquin 10mg/kg/ngày, trong 21 ngày; hoặc Tctracyclin: 50mg/kg/ngày trong 7 ngày (không cho trẻ dưới 8 tuổi).

Trường hợp bệnh không khỏi, phối hợp với ngoại khoa dẫn lưu mủ.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận