Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột loại warfarin: điều trị hồi sức tích cực
Hầu hết các loại thuốc diệt chuột warfarin, lượng chính xác rất khó xác định, và hoàn cảnh lâm sàng cũng như loại thuốc được sử dụng để xác định có độc hay không
Không phải tất cả các loại thuốc diệt chuột warfarin gây ra nhận diện y tế. Đánh giá được xác định bởi các tình huống lâm sàng và độc tính của phơi nhiễm. Một liều không độc là < 1 mg. Tuy nhiên, với hầu hết các loại thuốc diệt chuột warfarin, lượng chính xác rất khó xác định và hoàn cảnh lâm sàng cũng như loại thuốc được sử dụng để xác định xem phơi nhiễm có độc hay không.
Warfarin và các chất diệt chuột loại chống đông liên quan gây ức chế tổng hợp các yếu tố đông máu II, VII, IX, X cần đến vitamin K tại gan. Tác dụng chống đông xuất hiện sau 2 -3 ngày. Các chất chống đông tác dụng kéo dài (brodifacoum, bromodilone, courmatetralyl, dlfenacoum) gây rối loạn đông máu kèo dài hàng tuần đến hàng tháng.
Liều uống thông thường (10 – 20mg) trong 1 lần không gây ngộ độc cấp nghiệm trọng. Ngược lại, dùng kéo dài warfarin với liều thấp (2mg/ngày) có thể gây rối loạn đông máu hoặc chảy máu. Liều tử vong thấp nhất được báo cáo do warfarin là 6,667mg/kg.
Chẩn đoán xác định
Hỏi bệnh
Khai thác bệnh sử, vật chứng: tên thuốc, dạng thuốc (ARS Rat Killer, Rat – K, courmarin, dlcourmarln, courmadin… đóng gói dạng bột hoặc dạng viên), số lượng uống, thời gian, thời gian sau uống đến tuyến cơ sờ, xử trí tại tuyến cơ sờ.
Yêu cầu mang thuốc, vỏ thuốc đến.
Lâm sàng
Nổi bật là tình trạng xuất huyết biểu hiện sau 2 -3 ngày trở đi.
1-2 ngày đầu bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.
Xuất huyết ở các mức độ khác nhau: chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu dưới kết mạc mắt, chảy máu não, tụ máu trong cơ.
Rối loạn đông máu gây chảy máu xuất hiện sớm nhất sau 8 -12 giờ nhưng thông thường sau 2 – 3 ngày.
Các triệu chứng khác có thể gặp: ý thức lơ mơ, đau đầu, rối loạn điều hòa vận động, đau bụng, buồn nôn. Nặng hơn có thể gặp tiêu cơ vân, suy hô hấp, co giật, hôn mê…
Cận lâm sàng
Xét nghiệm đông máu: giảm các yếu tố II, VII, IX và X giảm PT% và kéo dài INR (nguy cơ chảy máu cao nếu INR > 5).
Các xét nghiệm khác: công thức máu, nhóm máu và chéo máu đề phòng khi chảy máu ồ ạt do rối loạn đông máu để truyền máu.
Sinh hóa máu: tăng GOT, GPT, ure, creatinin, CK.
Các xét nghiệm khác tùy theo tình trạng bệnh nhân.
Chẩn đoán phân biệt
Ngộ độc các lại thuốc diệt chuột khác
Nhóm phosphua kẽm: tổn thương đa cơ quan, ban đầu đau bụng, nôn, tiêu chảy xuất hiện sớm, toan chuyển hoá, rối loạn nhịp tim, phù phổi cấp, tiêu cơ vân – suy thận, viêm gan cấp, xét nghiệm đông máu bình thường.
Nhóm tluoroacetate: rối loạn nhịp tim, suy tim cấp, gây tăng trương lúc cơ, co giật, xét nghiệm đông máu bình thường.
Bệnh máu, suy gan
Không có tiền sử ngộ độc cấp, triệu chứng bệnh lí toàn thân khác.
Chẩn đoán biến chứng
Chảy máu các tạng: phổi, tiêu hóa, tiết niệu, ổ bụng, thần kinh trung ương…
Điều trị
Ổn định chức năng sống
Hô hấp, tuần hoàn. Đặc biệt chú ý các trường hợp chảy máu não có rối loạn ý thức, huyết động.
Các biện pháp ngăn ngừa hấp thu
Rửa dạ dày thải độc nếu cần thiết và số lượng thuốc uống nhiều, đến sớm.
Than hoạt: liều 1 g/kg kèm sorbitol có thể nhắc lại sau 2 giờ nếu bệnh nhân uống số lượng nhiều, đến sớm.
Các biện pháp thải trừ chất độc
Chưa có biện pháp nào hiệu quả với loại ngộ độc này.
Điều trị bằng antidote (chất giải độc đặc hiệu)
Vitamin K1: khi có rối loạn đông máu rõ:
Cách dùng: trẻ em tối thiểu 0,25mg/kg, người lớn tối thiểu 20mg/lần, 3 – 4 lần/ngày. Duy trì 10 – 100mg/ngày chia 3 – 4 lần đến khi INR về bình thường. Có thể uống, tiêm dưới da.
Theo dõi: xét nghiệm INR mỗi 12-24 giờ.
Không dùng vitamin K1 để điều trị dự phòng khi chưa có rối loạn đông máu.
Huyết tương tươi đông lạnh: khi có rối loạn đông máu PT < 40%, có chảy máu, truyền huyết tương tươi đông lạnh, truyền máu toàn phần khi có chảy máu gây mất máu nặng.
Phòng bệnh
Giáo dục ỷ thức sử dụng và bảo quản hóa chất diệt chuột an toàn, hợp lí.
Series bài viết: Phác đồ điều trị nội khoa