Ngộ độc barbituric: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực


Ngộ độc barbituric: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Barbituric ức chế hệ thần kinh trung ương, tác động iên receptor barbiturat ở não, làm tăng GABA, gây tụt huyết áp do ức chế trực tiếp cơ tim, giảm trương lực hệ giao cảm

Barbituric là thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ, gây mê, điều trị động kinh và tình trạng co giật.

Loại thường gây ngộ độc là loại barbituric chậm phổ biến nhất ở là phenobarbital (Gardenal).

Cơ chế gây ngộ độc: ức chế hệ Thần kinh trung ương, tác động iên receptor barbiturat ở não, làm tăng GABA. Liều cao, gây tụt huyết áp do ức chế trực tiếp cơ tim, giảm trương lực hệ giao cảm.

Bệnh nhân thường uống để tự tử. Vì vậy, bệnh nhân uống với số lượng nhiều và uống với nhiều loại thuốc khác, nên trên lâm sàng thường gặp bệnh nhân trong tình trạng nặng, phức tạp, nhiều biến chứng và có nguy cơ tử vong.

Thực tế hay gặp ngộ độc cấp ở bệnh nhân có tiền sử rối loạn tâm thần, động kinh, nghiện ma túy…

Chẩn đoán xác định

Triệu chứng ngộ độc

Ngộ độc barbituric tác dụng chậm (Gardenal): hôn mê yên tĩnh, giảm phản xạ gân xương, không có dấu thần kinh khu trú, đồng tử co, còn phản xạ ánh sáng, giai đoạn muộn thì đồng tử giãn. Suy hô hấp (thở yếu hoặc ngừng thở kiểu ức chế hô hấp hoặc sặc phổi, viêm phổi). Trụy mạch, rối loạn điều hòa thân nhiệt: sốt cao hoặc hạ thân nhiệt.

Xét nghiệm độc chất

Tìm Gardenal trong dịch dạ dày, nước tiểu (định tính), xét nghiệm máu (định lượng).

Chẩn đoán mức độ

Ngộ độc Gardenal nặng: hôn mê độ 3 – 4, nồng độ Gardenal máu > 4mg%.

Mức độ nhẹ: hôn mê độ 1 – 2, nồng độ Gardenal máu < 4mg%.

Chẩn đoán phân biệt

Hôn mê do những nguyên nhân khác

Bệnh lí thần kinh trung ương (tai biến mạch não, viêm não…).

Sốt rét ác tính.

Hạ đường máu, toan ceton do đái tháo đường.

Hôn mê do thuốc an thần khác

Nhóm opioid (morphin, heroin): bệnh nhân tỉnh sau khi tiêm naloxon 0,4mg tĩnh mạch (nhắc lại nếu cần).

Nhóm benzodiazepin (diazepam, clonazepam, bromazepam): bệnh nhân tỉnh sau khi tiêm flumazenil (Anexate) 0,2mg tĩnh mạch (nhắc lại nếu cần: 2mg/24 giờ).

Chẩn đoán nguyên nhân

Thường do tự tử hoặc uống quá liều thuốc hoặc uống nhầm.

Điều trị

Bệnh nhân tỉnh

Rửa dạ dày (nếu chưa rửa ở tuyến trước): 3 – 5 lít bằng nước sạch có pha muối (5gr/l).

Antlpois – Bmai hoặc than hoạt: liều ban đầu 0,5 -1 g/kg, kết hợp Sorbitol liều gấp đôi.

Bệnh nhân hôn mê

Đặt ống nội khí quản có bóng chèn, thông khí nhân tạo (bóp bóng hoặc thở máy).

Nếu tụt huyết áp: truyền NaCI 0,9%: 2.000ml trong 1 -2 giờ. Nếu huyết áp vẫn tụt, tiến hành đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, truyền dịch theo áp lực tĩnh mạch trung tâm, phối hợp với thuốc vận mạch (dopamin, noradrenalln…).

Đảm bảo hô hấp, tuần hoàn mới tiến hành rửa dạ dày.

Than hoạt đa liều

Giúp tăng thải trừ barbiturate, áp dung khi bệnh nhân nặng đã được đặt nội khí quản và không co điều kiện lọc máu: liều ban đầu như trên (0,5 – 1 gam/kg), sau đó 0,5gam/kg, kèm một lượng sorbitol gấp đôi; ngày tối đa 6 lần cách nhau 2 giờ, nghỉ 12 giờ cho bệnh nhân ăn, dùng liên tục và theo dõi cho tới khi bệnh nhân cải thiện về lâm sàng và xét nghiệm hoặc khi có tác dụng phụ (nôn, trướng bụng, mất nhu động ruột) cần phải ngừng. Bệnh nhân có táo bón cần tăng liều Sorbltol và theo dõi sát, bệnh nhân tiêu chảy cần giảm liều Sorbitol hoặc tạm ngừng và theo dõi.

Lợi tiểu cưỡng bức và kiềm hoá nước tiểu

Truyền:

Natri clorua 0,9%: 2000ml/24 giờ + 2g kali.

Glucose 5%: 2000ml/24giờ.

Bicarbonat natri: 1,4% mỗi 1000ml/24 giờ + 2g kali, nhằm duy trì pH niệu > 7.

Kallclorid pha vào các chai dịch và bù thêm nếu cần (phải theo dõi kali máu và bù đủ kali).

Lọc ngoài thận

Chỉ định khi BN ngộ độc nặng: hôn mê giai đoạn 3 -4 (có rối loạn: suy hô hấp, tụt huyết áp, rối loạn thân nhiệt).

Thận nhân tạo: theo nghiên cứu của Trung tâm Chống độc sau 4 glờ lọc máu (HD) nồng độ barbituric máu giảm 60%.

Trong trường hợp bệnh nhân hôn mê sâu, tụt huyết áp cần chạy thận nhân tạo bằng phương pháp siêu lọc tĩnh mạch – tĩnh mạch liên tục (CVVH).

Điều trị hỗ trợ

Chống bội nhiễm: kháng sinh thích hợp.

Chống đông: dự phòng lovenox nếu không có chống chỉ định.

Viêm phổi do hít đờm dãi, chất nôn: vỗ rung, dẫn lưu tư thế, hút đờm, có thể nội soi phế quản bơm rửa hút đờm nếu nặng, kết hợp điều trị viêm phổi như thường quy.

Đảm bảo dinh dưỡng 30 – 40KCal/kg/ngảy, vệ sinh chống loét, vật lí trị liệu.

Phòng bệnh

Cần đề phòng một trong các biến chứng sau:

Viêm phổi, xẹp phổi, loét mục, viêm loét giác mạc.

Tắc mạch do huyết khối.

Suy thận cấp do tiêu cơ vân.

Để tránh các biến chứng trên cần chăm sóc tốt bệnh nhân, thay đổi tư thế bệnh nhân 3 lần/ngày kết hợp với lí liệu pháp hô hấp, dùng kháng sinh khi cần, chống đông dự phòng dùng Lovenox: ống 20mg, tiêm dưới da 1 ống/ngày. Tuy nhiên, điều trị tích cực bằng bài niệu tích cực phối hợp lọc máu giúp bệnh nhân chóng hồi tỉnh là cách phòng biến chứng tốt nhất.

Bệnh nhân cần được tư vấn và khám chuyên khoa tâm thần sau khi ra viện.

Series bài viết: Phác đồ điều trị nội khoa

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận