Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.
Viêm tuyến giáp là tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính tại tuyến giáp do nhiều căn nguyên khác nhau và thường gây ra những thay đồi trong chức năng tuyến giáp từ cường giáp (do tổn thương phá hủy tuyến), bình giáp hoặc suy giáp (do cạn kiệt hormon) tùy theo từng giai đoạn bệnh. Để phân biệt các loại viêm tuyến giáp cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng, tốc độ khởi phát bệnh và đặc biệt là tình trạng đau vùng cổ.
Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.
Là nguyên nhân chính dẫn đến suy giáp.
Chẩn đoán xác định
Lâm sàng
Thường xảy ra ở phụ nữ (90%), độ tuổi 30 – 50.
Bướu tuyến giáp: thường to, chắc, đối xứng, có thể cứng, gồ ghề, nhiều thùy, không đau. Có thể chèn ép gây cảm giác nghẹn, khó nuốt, nói khàn… Một số ít trường hợp có thể gặp tuyến giáp teo nhỏ.
Suy giáp: là triệu chứng thường gặp với các biểu hiện từ nhẹ đến rõ ràng (xem thêm bài suy giáp).
Cận lâm sàng
FT4 giảm, TSH tăng hoặc suy giáp cận lâm sàng với FT4 bình thường, TSH tăng.
Kháng thể kháng tuyến giáp: anti thyroid peroxidase (anti-TPO) và kháng thể kháng thyroglobulin (anti Tg) tăng cao.
Siêu âm: tuyến giáp giảm âm không đồng đều, hình thái thay đổi tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh.
Chọc tế bào tuyến: tập trung nhiều lympho bào trong tuyến,
Chẩn đoán phân biệt: với các bệnh lí bướu giáp khác
Bướu đa nhân tuyến giáp: bướu giáp thường mềm hơn. Siêu âm tuyến giáp có thể thấy hình ảnh đa nhân tuyến giáp.
Ung thư giáp: thường có nhân chắc, có thể có biểu hiện xâm lấn xung quanh, có thể có hạch cổ.
Siêu âm và chọc tế bào nhân giáp giúp chẩn đoán xác định ung thư.
Điều trị
Nếu có biểu hiện suy giáp cần điều trị thay thế hormon giáp bằng L-thyroxin (xem thêm bài suy giáp).
Series bài viết: Phác đồ điều trị nội khoa