Nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay là do bệnh thoát vị đĩa đệm. Tìm hiểu rõ về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ giúp chúng ta dự phòng có hiệu quả thoát vị đĩa đệm cột sống và giảm bớt chi phí điều trị bệnh.
Tủy sống là một thành phần rất quan trọng của cơ thể. Nó là tập hợp tất cả các dây thần kinh đi từ não đến các bộ phận khác của cơ thể. Tủy sống đi dọc theo xương cột sống và được xương cộc sống bảo vệ. Các dây thần kinh nhỏ hay còn gọi là rễ tủy đi ra từ tủy sống qua các đốt sống để đi đến các bộ phận của cơ thể.
Các đốt xương cột sống này được phân cách bởi đĩa đệm. Nó được cấu tạo bởi những bao sơ dày chắc bao bọc một lớp nhầy bên trong còn có chức năng co dãn chống sóc. Khi bị chấn thương hoặc căng thẳng các lớp bao sơ bị rách thì lớp nhân nhầy thóa ra ngoài. Thì các đốt sống không còn lớp đĩa ngăn cách thì sẽ đè một lực lớn lên dây thần kinh cột sống làm các dây thần kinh bị tê hoặc yếu đi.
Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
– Hầu hết mọi người đều không thể chỉ ra nguyên nhân chính xác tại sao mình bị thoát vị đĩa đệm. Những chấn thương đột ngột đến đĩa đệm vùng thắt lưng thường xảy ra khi nâng vật nặng mà lưng đang gấp.
– Nguyên nhân do nguyên nhân do thoái hoá tự nhiên: Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi. Những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
– Phụ nữ mang thai và quá tải trọng lượng cũng làm tăng áp lực gánh nặng thêm cho cột sống.
– Tiền sử gia đình là một yếu tố nguy cơ. Nếu trong gia đình có thành viên bị thoát vị đĩa đệm thì trong trường hợp này người trẻ cũng bị thoát vị do cấu trúc đĩa đệm và cột sống bị yếu.
– Ngoài ra còn một số nguyên do nữa là do béo phì, đi giày cao gót, hút thuốc hay chỉ đơn giản là mang ví nặng trong túi.
Có cách nào phòng tránh thoát vị đĩa đệm không?
– Với những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1 – 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng.
– Cần chú ý sửa những thói quen đi đứng không đúng
– Với người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứng cúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ.
– Tập thể dục thường xuyên, đều đặn. Tập Thái cực quyền, bơi lội là rất tốt để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm.
Muốn điều trị bệnh đạt hiệu quả bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cần chú ý thực hiện các cách phòng chống bệnh để bệnh không tái phát.