Huyệt Phong Trì: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc thiếu dương đởm

Phong Trì

Tên Huyệt Phong Trì:

Huyệt được coi là ao (trì) chứa gió (phong) từ ngoài xâm nhập vào, vì vậy gọi là Phong Trì.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ (Linh khu.23).

Đặc Tính Huyệt Phong Trì:

Huyệt thứ 20 của kinh Đởm.

Huyệt hội với mạch Dương Duy.

Vị Trí Huyệt Phong Trì:

Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.

Giải Phẫu:

Dưới da là góc tạo nên bởi cơ thang và cơ ức-đòn-chũm, đáy là cơ gối đầu và cơ đầu dài, đáy hộp sọ.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cổ 2, nhánh của dây thần kinh chẩm lớn và nhánh của dây thần kinh dưới chẩm.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Tác Dụng Huyệt Phong Trì:

Khu phong, Giải biểu, thanh nhiệt, thông nhĩ, minh mục, sơ tà khí.

Chủ Trị Huyệt Phong Trì:

Trị đầu đau, cổ gáy cứng, cảm mạo, chóng mặt, mắt hoa, tai ù, huyết áp cao, các bệnh ở não.

Phối Huyệt:

1. Phối Dịch Môn (Tam tiêu.2) + Quan Xung (Tam tiêu.1) + Thiên Trụ (Bàng quang.10) + Thương Dương (Đại trường.1) trị nhiệt bệnh mà không có mồ hôi (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Ngũ Xứ (Bàng quang.5) trị mắt mờ (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thái Dương + Tình Minh (Bàng quang.1) trị mắt có mộng thịt (Châm Cứu Đại Thành).

4. Phối Giải Khê (Vị 41) + Phong Long (Vị 40) trị đầu đau (Châm Cứu Đại Thành).

5. Phối Phế Du (Bàng quang.13) trị xương vai đau, thắt lưng yếu (Châm Cứu Đại Thành).

6. Phối Tuyệt Cốt (Đ.39) trị còi xương (Ngọc Long Kinh).

7. Phối Gian Sử (Tâm bào.5) + Hoàn Khiêu (Đ.30) trị sốt rét (Châm Cứu Tụ Anh).

8. Phối cứu Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tâm bào.5) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị trúng tạng phủ bất tỉnh (Vệ Sinh Bảo Giám).

9. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tâm bào.5) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Kiên Ngung (Đại trường.15) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị trúng phong khí tắc, đờm khò khè, hôn mê (Thần Cứu Kinh Luân).

10. Phối Phong Phủ (Đc.16) trị thương hàn (Thái Ất Ca).

11. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) trị ngoại cảm phong hàn (Thái Ất Thần Châm Cứu).

12. Phối Phế Du (Bàng quang.13) + Thân Trụ + Ngoại Quan (Tam tiêu.5) trị cảm (Trung Quốc Châm Cứu Học).

13. Phối Chí Âm (Bàng quang.67) + Hòa Liêu (Đại trường.19) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Lệ Đoài (Vị 45)+ Nghinh Hương (Đại trường.20) + Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi nghẹt (Châm Cứu Học Thủ Sách).

14. Phối Côn Lôn (Bàng quang.60) + Hậu Khê (Tiểu trường.3) trị sau đầu đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

15. Phối Can Du (Bàng quang.18) + Hành Gian (C.2) + Hiệp Khê (Đ.43) + Thận Du (Bàng quang.23) trị chóng mặt do Can Dương bốc lên (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

16. Phối Khúc Trì (Đại trường.11) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị huyết áp cao (Châm Cứu Học Thượng Hải).

17. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thừa Khấp (Vị 1) + Tình Minh (Bàng quang.1) trị cận thị (Châm Cứu Học Thượng Hải).

18. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) trị loạn thị, mắt viêm do điện quang (Châm Cứu Học Thượng Hải).

19. Phối Thuỷ Tuyền (Th.5) trị cận thị (Châm Cứu Học Thượng Hải).

20. Phối Tuyệt Cốt (Đ.39) trị gáy cứng (Châm Cứu Học Thượng Hải).

21. Phối Phong Long (Vị 40) trị chóng mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

22. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Phong Phủ (Đc.16) trị đầu đau kèm sốt cao (Châm Cứu Học Thượng Hải).

23. Phối Đầu Lâm Khấp (Đ.15) + Huyết Hải (Tỳ 10) trị mũi chảy máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).

24. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đại trường.4) trị cảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

25. Phối Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Tình Minh (Bàng quang.1) + Toản Trúc (Bàng quang.2) trị thần kinh thị giác teo (Châm Cứu Học Thượng Hải).

26. Phối Nhân Trung (Đc.26) + Nội Quan (Tâm bào.6) + Yêu Kỳ trị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).

27. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đại trường.11) trị lưng cong như đòn gánh do não viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu Huyệt Phong Trì:

Châm thẳng, ngang với trái tai, hơi hướng xuống dưới, hướng mũi kim về mắt bên kia, sâu 0, 5 – 1 thốn, hoặc châm xiên thấu Phong Trì bên kia.

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc thiếu dương đởm

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận