Huyệt Giải Khê: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc dương minh vị

Giải Khê

Tên Huyệt Giải Khê:

Huyệt ở chỗ trũng giống cái khe suối (khê) ở lằn chỉ (nếp gấp cổ chân) (giống hình 1 cái Giải), vì vậy gọi là Giải Khê.

Tên Khác:

Hài Đái, Hài Đới.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2)

Đặc Tính Huyệt Giải Khê:

Huyệt thứ 41 của kinh Vị.

Huyệt Kinh, thuộc hành Hỏa, huyệt Bổ.

Nơi tụ khí của kinh Túc Dương Minh.

Vị Trí huyệt giải khê:

ở chỗ lõm trên nếp gấp trước khớp cổ chân, giữa 2 gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài ngón chân cái.

Giải Phẫu:

Dưới da là khe giữa gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài riêng ngón chân cái, khe khớp mác-chầy-sên.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy trước.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5-S1.

Tác DụngHuyệt Giải Khê:

Hóa thấp trệ, thanh Vị nhiệt, trợ Tỳ khí, định thần chí.

Chủ Trị Huyệt Giải Khê:

Trị tổ chức mềm quanh khớp cổ chân bị viêm, cơ cẳng chân teo, não thiếu máu, thận viêm.

Phối Huyệt:

1. Phối Điều Khẩu (Vị 38) + Khâu Khư (Đ.40) + Thái Bạch (Tỳ 3) trị đầu gối và đùi sưng (Thiên Kim Phương).

2. Phối Dương Kiều [Thân Mạch] (Bàng quang.62) trị điên (Thiên Kim Phương).

3. Phối Thừa Quang (Bàng quang.6) trị chóng mặt, đầu đau, nôn mửa, phiền muộn (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) trị mất tiếng, không nói được (Tư Sinh Kinh).

5. Phối Phối Dương Trì (Tam tiêu.4) + Hậu Khê (Tiểu trường.3) + Hợp Cốc (Đại trường.4) Lệ Đoài (Vị 45) + Phong Trì (Đ.20) trị thương hàn mà mồ hôi không ra (Châm Cứu Tụ Anh).

6. Phối Chi Câu (Tam tiêu.7) trị cuồng (Châm Cứu Đại Thành).

7. Phối Hậu Khê (Tr.3) + Hợp Cốc (Đại trường.4) trị cuồng (Châm Cứu Đại Thành).

8. Phối Tam Lý (Vị 36) trị nhiệt nhiều hàn ít (Châm Cứu Đại Thành).

9. Phối Đại Trữ (Bàng quang.11) trị sốt rét (Thắng Ngọc Ca).

10. Phối Thuỷ Câu (Đc.26) trị điên (Linh Quang Phú).

11. Phối Thiên Đỉnh (Đại trường.17) trị mất tiếng (Bách Chứng Phú).

12. Phối Đởm Du (Bàng quang.19) trị kinh sợ, tim hồi hộp (Thần Cứu Kinh Luân).

13. Phối Cao Hoang (Bàng quang.43) + Dịch Môn (Tam tiêu.2) + Nội Quan (Tâm bào.6) + Thần Môn (Tm.7) trị tim hồi hộp, hay quên, mất ngủ (Thần Cứu Kinh Luân).

14. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Liệt Khuyết (Phế 7) + Não Không (Đ.19) + Phong Trì (Đ.20) trị nửa đầu đau (Thần Cứu Kinh Luân).

15. Phối Khí Hải (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3) + Tam Lý (Vị 36) trị bụng dưới và ruột sôi, bụng đầy, tiêu lỏng (Thái Ất Ca).

16. Phối Hãm Cốc (Vị 43) + Lệ Đoài (Vị 45) + Nội Đình (Vị 44) + Xung Dương (Vị 42) trị nhọt mọc từ râu, quanh miệng (Ngoại Khoa Lý Lệ).

17. Phối Côn Lôn (Bàng quang.60) + Khâu Khư (Đ.40) + Thái Khê (Th.3) + Thương Khâu (Tỳ 5) trị mắt cá chân đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

18. Phối Bát Phong + Dũng Tuyền (Th.1) trị ngón chân sưng, hoại tử (Trung Hoa Châm Cứu Học).

19. Phối Thiên Đỉnh (Đại trường.17) + Thuỷ Câu (Đc.26) trị mất tiếng (Châm Cứu Học Thượng Hải).

20. Phối Khích Môn (Tâm bào.4) + Khúc Trạch (Tâm bào.3) + Nội Quan (Tâm bào.6) + Thiếu Phủ (Tm.8) trị chứng phong thấp do tim (thấp tim) (Châm Cứu Học Thượng Hải).

21. Phối Khí Anh + Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị bướu cổ (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm CứuHuyệt Giải Khê:

Châm thẳng, sâu 0, 5 – 1 thốn, Ôn cứu 3 – 5 phút.

Tham Khảo:

“Hàn khí trú tại Vị, khí quyết nghịch từ dưới lên trên tán vào Vị, rồi lại xuất ra từ Vị, gây chứng ợ, châm bổ kinh Túc Thái Âm và Dương Minh [là Đại Đô và Giải Khê]

Thiên ‘Khẩu Vấn’ (Linh khu.28, 15).

“Chứng phong thủy, chân sưng, mặt đen: châm huyệt Giải Khê là chính” (Giáp Ất Kinh).

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc dương minh vị

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận