Huyệt Nhũ Căn: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc dương minh vị

Nhũ Căn

Tên Huyệt:

Huyệt ở phía dưới chân (căn) của vú (nhũ), vì vậy gọi là Nhũ Căn.

Tên Khác:

Bệ Căn, Khí Nhãn.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 18 của kinh Vị.

Vị Trí huyệt:

Ở giữa gian sườn 5, thẳng dưới đầu vú, cách đường giữa ngực 4 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ ngực to, các cơ ngực bé, các cơ gian sườn 5, bờ trên xương sườn 6, bên phải là phổi, bên trái là mỏm tim.

Thần kinh vận động cơ là nhánh cơ ngực to, nhánh cơ ngực bé của đám rối thần kinh nách, dây thần kinh gian sườn 5.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4-D5.

Chủ Trị:

Trị sữa thiếu, tuyến vú viêm, ngực đau.

Phối Huyệt:

1. Phối Đản Trung (Nh.17) + Khuyết Bồn (Vị 12) + Phế Du (Bàng quang.13) + Phong Môn (Bàng quang.12) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị ho lâu ngày không khỏi (Châm Cứu Đại Thành).

2. Phối Chi Câu (Tam tiêu.6) + Đản Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị các chứng thổ huyết (Châm Cứu Đại Thành).

3. Phối Du Phủ (Th.27) trị ho đờm, suyễn (Châm Cứu Tụ Anh).

4. Phối Đản Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Kỳ Môn (C.14) + Phong Môn (Bàng quang.12) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Thừa Tương (Nh.24) + Trung Phủ (Phế 1) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị uế nghịch (Loại Kinh Đồ Dực).

5. Phối Đàn Trung (Nh.17) + Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) trị sữa ít, sữa thiếu (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu)

6. Phối Hoang Môn (Bàng quang.51) trị tuyến vú viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

7. Phối Đàn Trung (Nh.17) + Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) trị tuyến

vú viêm cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm xiên 0, 3 – 0, 8 thốn, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc dương minh vị

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận