BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA BỆNH CHAI CHÂN (kê nhãn)
Bệnh này thường phát sinh ở hai bàn chân, thường do cục bộ bị áp bách ma sát nhiều do đi giầy quá chật gây nên, chất sừng ở cục bộ dày lên ăn vào trong thịt, đỉnh có nổi gồ lên hình nhà mắt con gà cho nên gọi là Kê nhãn; Vì đầu nhọn chọc và thịt nên khi đi đứng thường đau đớn, y học cổ truyền gọi là “ Nhục thích ”hoặc cũng gọi là Kê nhãn.
Bài thuốc đông y đắp ngoài
– Bài 1
Ngô công 30 con, Ô mai 9 gam,
Hai vị tán bột ngâm vào dầu thơm 7 ngày đến 10 ngày, trước khi dùng lấy dung dịch muối 1% hâm nóng ngâm vào chỗ chai chân lâu 15 – 25 phút, chừng nào lớp da cứng mềm ra thì lấy kéo gọt bỏ lớp da đó chừng nào lộ thịt rớm máu là được, rồi lấy thuốc đắp lên, dán băng dính ra ngoài, cứ 12 giờ thay thuốc 1 lần.
– Bài 2
Nha đảm tử 5 hột (đập bỏ vỏ)
Ô mai 1 quả (tách bỏ hột)
vôi đã tôi vừa đủ, Các thứ trộn đều làm thành dạng hồ đắp lên nơi bệnh. Trước khi đắp thuốc lấy kim chọc thủng lớp da dầy; ngày đắp thuốc 1 lần, liên tục 5 – 7 lần.
– Bài 3
Tỳ ma tử lượng vừa phải. Trước hết tắm nước nóng vào chỗ bị chai chân cho lớp da mềm, lấy dao gọt bỏ, sau đó lấy sợi dây thép xiên Tỳ ma tử đem nướng trên lửa, khi Tỳ ma tử cháy hết lớp vỏ ngoài và chẩy ra dần, nhân lúc nóng áp ngay vào chỗ chai chân, làm liên tục vài ba lần.
– Bài 4
Lấy dọc Bán hạ sấy khô tán bột. Trước đó lấy nước nóng ngâm chỗ chai chân cho mềm ra, gọt bỏ tổ chức sừng dầy, đắp bột Bán hạ, dán băng dính ra ngoài, khoảng 6 – 7 ngày chai chân sẽ rụng; nếu chưa dụng lại đắp thêm.