HUYỆT: Túc Khiếu Âm
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
Huyệt ứng với huyệt Đầu Khiếu Âm, vì vậy gọi là Túc Khiếu Âm (Trung Y Cương Mục).
TÊN KHÁC
Khiếu Âm.
XUẤT XỨ
Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).
VỊ TRÍ
Bên ngoài ngón chân thứ 4, cách góc móng chân chừng 0,1 thốn. Huyệt trên đường tiếp giáp da gan chân – mu chân.
ĐẶC TÍNH
• Huyệt thứ 44 của kinh Đởm.
• Huyệt Tỉnh, thuộc hành Kim.
• Huyệt giao hội với Đới Mạch.
TÁC DỤNG
Thanh Can Đởm, tức phong, sơ Can hỏa.
CHỦ TRỊ
Trị hen suyễn, màng ngực viêm, đầu đau, họng sưng, tai ù.
CHÂM CỨU
Châm xiên 0,1 – 0,2 thốn hoặc châm xuất huyết. Cứu 1 – 3 tráng, Ôn cứu 3 – 5 phút.
GIẢI PHẪU
• Dưới huyệt là xương ngón chân. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.
PHỐI HỢP HUYỆT
1.Phối Cường Gian (Đc.18) trị đầu đau như kim châm (Thiên Kim Phương).
2.Phối Thủ Tam Lý (Đtr.9) trị tay và bàn tay tê (Tư Sinh Kinh).
3.Phối Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mất ngủ, hay chiêm bao (Châm Cứu Học Giản Biên). Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) (Đ.34) + Đởm Du (Bq.19) + Khổng Tối (P.6) + Thái Uyên (P.9) trị vận động gân cơ mà mồ hôi không xuất ra được (Châm Cứu Học Giản Biên). 4. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) (Đ.34) + Đởm Du (Bq.19) + Khổng Tối (P.6) + Thái Uyên (P.9) trị vận động gân cơ mà mồ hôi không xuất ra được (Châm Cứu Học Giản Biên).
THAM KHẢO
• Thiên Quyết Bệnh ghi: “Tai bị điếc, châm huyệt ở ngón tay áp út (Quan Xung (Ttu.1))… Trước hết chọn huyệt ở tay, sau đó chọn huyệt ở chân Túc Khiếu Âm” (Linh Khu 28, 26).